Tình trạng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay thường gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và đau đớn khi xoay cổ tay hoặc nắm chặt tay. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng vận động và làm ảnh hưởng đáng kể đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Để có thể chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải hiểu rõ những đặc điểm của chứng bệnh này.
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là gì?
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay thường xảy ra khi gân gây cọ xát lên ống cổ tay và khiến cho cánh tay dưới cũng như gốc của ngón tay cái bị đau. Căn bệnh này thường phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên với tỉ lệ khoảng 1.3% ở nữ giới và 0.5% ở nam giới.
Hiện tại, nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này vẫn chưa thể xác định được chính xác. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ khiến cho bệnh xảy ra phải kể đến như do công việc làm vườn, chơi các bộ môn thể thao cần phải tác động tay, chơi golf. Bên cạnh đó, các bệnh lý về viêm khớp cũng như chấn thương cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Khi bị viêm gân vùng mỏm trâm cổ tay, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau tại mặt sau ngón tay cái: Cơn đau xảy ra với tần suất nghiêm trọng hơn khi người bệnh dùng ngón tay.
- Gốc ngón tay cái bị đau và sưng: Vùng cổ tay bị sưng tấy và u nang, thậm chí còn chứa đầy chất lỏng.
- Một bên cổ tay bị đau và sưng khiến cho cổ tay khó có thể cử động và di chuyển.
- Cổ tay và ngón tay cái rất khó để cử động khi thực hiện động tác kéo, nắm.
- Không thể di chuyển hoặc sử dụng ngón tay cái để làm việc.
Nguyên nhân gây viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Khi người bệnh cầm, nắm hoặc dùng lực ở tay, phần gân ở ngón tay cái và cổ tay sẽ được di chuyển nhẹ nhàng trong ống cổ tay. Khi thực hiện các động tác này thường xuyên, vỏ bọc gân sẽ bị kích ứng và khiến cho gân bị dày lên.
Bên cạnh đó, viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay cũng có thể là hệ quả của :
- Viêm khớp cổ tay, điển hình như viêm khớp dạng thấp.
- Chấn thương ở gân hoặc cổ tay.
- Thường xuyên chơi game.
- Do thường xuyên chơi các bộ môn thể thao đòi hỏi phải dùng nhiều lực ở tay.
- Do lạm dụng vùng cổ tay.
Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro dẫn đến chứng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay có thể kể đến như:
- Độ tuổi: Bệnh thường xảy ra nhiều hơn cả ở những người ở độ tuổi từ 30 đến 50.
- Giới tính: Tỷ lệ mắc chứng bệnh này xảy ra nhiều hơn cả ở nữ giới.
- Quá trình mang thai: Chứng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay thường xảy ra khi phụ nữ mang thai.
- Do chăm sóc trẻ sơ sinh: Việc đặt con, bế con nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng viêm gân tay.
- Các hoạt động được lặp lại nhiều lần: Việc dùng tay để di chuyển nhiều lần sẽ gây ra chứng bệnh này.
Ảnh hưởng của viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Viêm gân vùng mỏm trâm có thể được chữa trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ khó khăn hơn trong việc sử dụng cổ tay, bàn tay và khiến cho phạm vi chuyển động của tay bị thu hẹp dần.
Bên cạnh đó, chứng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay và khiến cho người bệnh gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động hàng ngày.
Chẩn đoán viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Để chẩn đoán chứng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm Finkelstein. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-Quang để chẩn đoán các bệnh lý khác như chứng đau tay di cảm, viêm xương khớp, hội chứng giao nhau…
Điều trị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Phương pháp không phẫu thuật
Ở đa số các trường hợp, bệnh nhân bị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay thường điều trị bệnh bằng các phương pháp không phẫu thuật.Theo đó, những phương pháp điều trị không phẫu thuật gồm có:
- Nẹp cố định cổ tay và ngón tay: Nẹp sẽ giúp ngón tay được giữ thẳng, gân được nghỉ ngơi và hạn chế những cử động không quan trọng. Trên thực tế, bệnh nhân có thể đeo nẹp mỗi ngày khoảng 24 giờ, duy trì liên tục từ 4 đến 6 ngày hàng tuần để mang đến hiệu quả chữa trị tốt nhất.
- Chườm đá: Khi chườm đá lên vùng cổ tay bị đau, bệnh nhân sẽ hạn chế tối đa tình trạng sưng viêm và giảm đau nhức một cách hiệu quả.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Những thuốc giảm đau, điển hình như naproxen, ibuprofen sẽ giúp người bệnh giảm đau và sưng.
- Tiêm steroid: Trong trường hợp các loại thuốc giảm đau không mang đến hiệu quả điều trị cao, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiêm steroid vào phần vỏ gân để hạn chế những cơn đau xảy ra. Liệu pháp này có thể đem đến hiệu quả trong vòng 6 tháng và bệnh nhân có thể tự phục hồi được mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị khác.
Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong trường hợp tình trạng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay không thể điều trị dứt điểm bằng các phương pháp trị bệnh thông thường khác. Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật này đã sử dụng thuốc an thần nhẹ hoặc gây tê cục bộ.
Để thực hiện việc phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo ra khoảng trống tại các sợi gân trượt thông qua lớp vỏ bọc. Mục đích của phương pháp trị bệnh này đó là khôi phục khả năng chuyển động cũng như loại bỏ tình trạng sưng viêm tại cổ tay.
Phòng ngừa viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay
Để phòng ngừa chứng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay, bệnh nhân cần phải thay đổi và hạn chế những áp lực lên phần cổ tay. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng bệnh bị tái phát trở lại sau khi thực hiện việc điều trị. Ngoài ra, việc tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ở đa số các trường hợp, bệnh nhân bị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay thường có tiên lượng tốt. Người bệnh có thể được chữa trị bằng cách sử dụng thuốc chống viêm, nẹp ngón tay và có chế độ nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
Tuy được đánh giá là căn bệnh có tiên lượng tốt nhưng bệnh nhân cần phải điều trị bệnh theo đúng phương pháp. Trong trường hợp nếu không được điều trị một cách kịp thời, các hoạt động hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng và làm tăng nguy gây ra một số bệnh lý có liên quan.
Trên đây là những nội dung liên quan đến chứng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay. Nếu còn bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.