Mang thai là lúc nội tiết tố của người phụ nữ có những thay đổi bất thường gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Đây cũng là lúc hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu khiến phụ nữ gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm. Bệnh viêm da cơ địa khi mang thai cũng là một trong bệnh lý phổ biến thường gặp.
Các thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa khi mang thai
Bước vào thời kỳ dậy thì, trước chu kỳ kinh, mang thai, sinh nở và giai đoạn mãn kinh là các thời điểm hệ thống miễn dịch của người phụ nữ có những biến động không nhỏ. Tình trạng rối loạn nội tiết tố khiến mẹ bầu đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
Nồng độ hormone nữ tăng giảm đột ngột là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da cơ địa khi mang thai. Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể mắc phải do một số nhóm nguy cơ khác như:
- Mắc bệnh do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. Vốn dĩ trong cơ thể những người này đã tồn tại căn nguyên của bệnh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cụ thể trong trường hợp này là nữ giới mang thai là lúc bệnh bùng phát.
- Nồng độ hormone progesterone và prolactin tăng cao đột ngột. Tình trạng này gây kích thích các tế bào viêm nhiễm đang khu trú trong cơ thể và gây bệnh.
- Mắc bệnh do yếu tố tâm lý: Thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa khi mang thai.
- Ốm nghén: Ốm nghén khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thường xuyên nôn mửa khiến cho bà bầu không thể bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Điều này khiến cho hệ miễn dịch suy yếu và gây ra bệnh.
- Một số nguyên nhân khác: Môi trường hóa chất độc hại, ô nhiễm, dị ứng thời tiết, phấn hoa, lông động vật,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Viêm da cơ địa khi mang thai là căn bệnh ngoài da có yếu tố mãn tính. Các dấu hiệu của căn bệnh này cũng khá giống với các dạng bệnh ngoài da khác. Chị em phụ nữ khi mang thai mắc bệnh có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu như:
- Vùng da ngực, cổ, bàn tay, khuỷu tay, bàn chân, vùng bụng xuất hiện các mảng tróc bất thường
- Xuất hiện những nốt mụn nước li ti, mọc rải rác trên các vùng da bị tróc. Các nốt mụn này rất dễ vỡ, gây ngứa ngáy khó chịu.
- Sau một thời gian, các nốt mụn vỡ ra và khô miệng, tạo thành các vảy tróc ra trông giống như da cá. Đây cũng là lúc căn bệnh gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh nhất.
- Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số dấu hiệu khác tùy vào cơ địa của từng người. Ví dụ như: Vùng da bị viêm hình thành các vết nứt, gây chảy máu, đau đớn, khó cầm nắm đồ vật,…
Mối nguy hiểm của viêm da cơ địa khi mang thai
Bệnh không gây ra nhiều mối đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Hơn nữa, các ảnh hưởng này cũng sẽ tác động gián tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Bệnh khiến mẹ bầu luôn có cảm giác bức bối khó chịu, tâm lý tinh thần không ổn định, ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc. Tất cả các biểu hiện bất thường này đều khiến cho thai nhi không có điều kiện lý tưởng để phát triển khỏe mạnh.
Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu mắc bệnh viêm da cơ địa thường bị còi cọc, sinh non thiếu tháng, suy dinh dưỡng. Trẻ chậm phát triển trí não, khả năng học hỏi, tiếp thu kém,…
Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé yêu, người mẹ khi mang thai mắc bệnh cần thăm khám và điều trị ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Tránh trường hợp để bệnh kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa khi mang thai
Điều trị viêm da cơ địa khi mang thai bằng thuốc Tây
Các phương pháp điều trị cho mẹ bầu bằng thuốc Tây thường được sử dụng là:
- Thuốc điều trị dạng bôi: Loại thuốc này có chứa thành phần kẽm oxide nên được đánh giá là tương đối an toàn cho mẹ bầu. Thành phần này có tác dụng sát trùng da, tiêu viêm, tiêu diệt vi khuẩn, nấm ký sinh gây bệnh . Ngoài ra, thuốc bôi chứa ceramides cũng khá phù hợp cho phụ nữ mang thai và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải các tác động tiêu cực đến sức khỏe, tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.
- Thuốc kháng histamin H2: Thuốc có tác dụng khắc phục tình trạng ngứa ngáy, đau rát và cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Đây là sản phẩm thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai bởi thành phần hoạt chất của nó phù hợp và an toàn cho sức khỏe mẹ bầu.
- Điều trị bằng phương pháp quang trị liệu: Quang trị liệu có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, khắc phục triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả. Phương pháp này cũng khá an toàn với mẹ bầu. Tuy nhiên, đây là cách điều trị phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc bôi chứa axit salicylic và corticoid cùng một số loại thuốc khác. Đây là các loại thuốc được chỉ định với các trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, các phương pháp kể trên không mang lại tác dụng tốt. Tuy nhiên, các loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, có thể làm ảnh hưởng đến trí não, thể chất của thai nhi nên mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y thường được biết đến với các thành phần dược liệu tự nhiên, không chứa độc tố nên rất an toàn với phụ nữ mang thai. Hơn nữa, các bài thuốc này mang lại hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát nên được sử dụng khá phổ biến.
Hiện nay, có rất nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị viêm da cơ địa khi mang thai. Trong đó có một số bài thuốc mang lại hiệu quả tốt là:
Bài thuốc số 1
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Sinh địa, hương truật, bồ công anh, sài đất, thổ phục linh, rau má, kim ngân hoa mỗi dược liệu 12g
- Đương quy, kinh giới, khổ sâm mỗi loại 10g
- Phòng phong, ngưu bàng tử, tri mẫu, thạch cao: Mỗi vị 8g
- Cam thảo: 4g
- Thuyền thoái: 6g
Người bệnh đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi phơi khô. Sau đó đổ nguyên liệu vào nồi sắc cùng 2 lít nước. Khi nước trong nồi còn lại 2/3 thì tắt bếp. Phụ nữ mang thai bị bệnh uống nước thuốc này thành 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn. Thực hiện bài thuốc mỗi ngày cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Bài thuốc số 2
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Trúc diệp, hoàng liên: 8g mỗi loại
- Đan sâm: 10g
- Đơn tướng quân, sài đất, mạch đông, ngân hoa, đảng sâm, rau má mỗi vị 12g
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa nguyên liệu rồi để ráo
- Đổ các loại thảo dược trên vào nồi sắc với 2 lít nước, dùng nước này uống hàng ngày.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày một thang thuốc cho đến khi bệnh được đẩy lùi.
Viêm da cơ địa khi mang thai không làm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các biến chứng có thể gặp phải khi mắc căn bệnh này là không hề nhỏ. Do đó, chị em cần tìm hiểu kỹ về thông tin căn bệnh này và cách chữa hiệu quả để có một hành trình thai nghén an toàn và khỏe mạnh nhất.