Viêm da cơ địa bội nhiễm là dạng biến chứng của bệnh viêm da cơ địa khi không được điều trị đúng cách và triệt để. Vậy căn bệnh này có dấu hiệu nhận biết như thế nào? Điều trị ra sao? Chúng ta cùng đi tìm câu hỏi ở nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?
Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn ngoài da thường mắc phải do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Dạng viêm da cơ địa bội nhiễm thường mắc phải khi người bệnh mắc bệnh viêm da cơ địa cấp tính.
Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe. Nếu để bệnh càng để bệnh kéo dài thì tổn thương càng nghiêm trọng, khó điều trị và phức tạp hơn. Do đó, người bệnh cần nâng cao cảnh giác về bệnh, xác định đúng nguyên nhân và phát hiện bệnh kịp thời để điều trị bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân mắc bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Enterobacter asburiae và tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Ngoài ra, bệnh còn có thể mắc phải do một số loại nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh khác.
Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là:
- Vùng da bị tổn thương có vết thương hở, người bệnh thường xuyên gãi dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng.
- Chăm sóc và vệ sinh vùng da bị viêm không đúng cách, bã nhờn, mồ hôi, chất thải tồn đọng quá lâu tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn, tác nhân gây bệnh tăng sinh gây bệnh.
- Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến việc nhờn thuốc kháng thuốc và làm cho da bị suy giảm sức đề kháng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Dấu hiệu của bệnh thường dễ nhận biết hơn dạng thông thường. Các triệu chứng của bệnh ở cấp độ mạnh hơn, rõ rệt và làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm bao gồm:
- Vùng da bị viêm sần sùi, phù nề, nóng đỏ, sưng phồng đau rát
- Tổn thương xuất hiện dịch mủ
- Bệnh khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, khó chịu. Vùng da này bị chảy dịch màu vàng khi gãi.
- Luôn có cảm giác đau rát âm ỉ tại các vị trí da bị viêm dạng bội nhiễm
- Xuất hiện triệu chứng toàn thân như: Sốt, cơ thể mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, chán ăn,…
- Một số triệu chứng khác liên quan tùy vào từng thể trạng và sức đề kháng của mỗi người.
Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm có lây không?
Bệnh không phải là căn bệnh có tính lây lan qua hoạt động tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương của người bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này có yếu tố di truyền. Tức là, bệnh có thể truyền nhiễm từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Trong một gia đình, nếu người bố, người mẹ hoặc ông bà từng mắc phải căn bệnh này thì thế hệ con, cháu sẽ có nguy cơ cao bị bệnh.
Mối nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Viêm da cơ địa bội nhiễm là cấp độ nghiêm trọng của bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của nó được đặt trong tình trạng báo động khi không được điều trị đúng cách.
Một số biến chứng điển hình thường gặp phải là:
- Nhiễm trùng huyết: Viêm nhiễm ở da sẽ thấm sâu vào các mạch máu dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nhiễm độc, sốc phản vệ và tử vong.
- Viêm tế bào mô: Các tổn thương trên da sẽ dần hoại tử và ăn sâu vào tế bào biểu mô, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh
- Gây mù lòa: Vùng da bị viêm bội nhiễm xảy ra ở mắt có thể làm suy giảm thị lực, viêm mắt, khó quan sát, dần dần có thể dẫn đến mù lòa.
- Tăng nguy cơ mắc các căn bệnh dị ứng khác về đường hô hấp, thường gặp nhất là bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp,…
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Điều trị bằng thuốc tân dược
Khi điều trị bằng thuốc Tây, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng song song các loại thuốc kháng sinh đường uống, tiêm tĩnh mạch và thuốc bôi ngoài da.
- Nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng là macrolid và penicillin. Thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh. Thông thường với trường hợp bội nhiễm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch. Một liệu trình thường được chỉ định từ 7 đến 10 ngày.
- Thuốc kháng histamin H. Loại thuốc này có tác dụng ức chế các chất trung gian có khả năng làm tăng nguy cơ dị ứng.
- Thuốc dạng bôi corticoid, calcineurin và thuốc chứa axit salicylic. Các loại thuốc này có tác dụng hạn chế tình trạng ngứa ngáy khó chịu do viêm da bội nhiễm. Đồng thời thuốc sẽ giúp cho da có độ ẩm cần thiết, hạn chế bong tróc vảy hoặc nứt nẻ chảy máu.
- Thuốc giảm đau hạ sốt chứa Paracetamol và các loại thuốc có tác dụng kháng viêm không chứa steroid. Thuốc giúp người bệnh tránh được cảm giác đau đớn, mệt mỏi và hạ sốt khi viêm da bội nhiễm gây ra dấu hiệu viêm toàn thân.
So với các phương pháp điều trị , thuốc tân dược thường có dược tính mạnh nên tác dụng khá nhanh. Tuy nhiên, mặt trái của loại thuốc này là gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng và hệ miễn dịch của cơ thể.
Vì dược tính mạnh, thuốc tiêu diệt cả lợi khuẩn trong cơ thể. Vì vậy, bệnh thường dễ bị tái phát do hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Hơn nữa, thuốc cũng làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận khiến cho việc thanh lọc cơ thể, đào thải chất cặn bã bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, mọi người cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây, cần tham khảo và thực hiện tốt hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Dùng thuốc Đông y
Thuốc Đông y thường chậm phát huy tác dụng hơn so với thuốc tân dược. Bởi tác dụng của các vị dược liệu sẽ thấm đều vào cơ thể nên cần nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, thuốc lại mang lại tác dụng lâu dài, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hiếm khi gây ra các tác dụng phụ. Hơn nữa nguy cơ bệnh tái phát gần như không xảy ra. Vì vậy ngày nay, thuốc Đông y đang được sử dụng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm.
Một số bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả tốt là:
Bài thuốc 1:
Người bệnh lấy 16g sài đất, bồ công anh cùng cam thảo dây, thương nhĩ tử và kim ngân mỗi loại 12g rồi sắc lên để lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc 2:
Người bệnh chuẩn bị:
- Phòng phong, liên kiều, khương hoạt, chỉ xác, bạch tiên bì, xuyên khung, hoàng cầm, độc hoạt, sài hồ, kinh giới: 8g mỗi loại
- Phục linh, bồ công anh mỗi loại 12g
- Cam thảo và thuyền thoái mỗi loại 4g
- Khô sâm: 10g
- Cát cánh: 6g
Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc 3:
Người bệnh lấy 50g đinh lăng khô sắc với 2 lít nước khi nước còn lại một nửa thì tắt bếp. Người bệnh dùng nước này uống thay nước lọc và uống hết luôn trong ngày.
Viêm da cơ địa bội nhiễm là căn bệnh ngoài da nhưng biến chứng của nó có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, mọi người không được chủ quan với căn bệnh này. Hãy nâng cao kiến thức phòng và chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân một cách tốt nhất. Chúc bạn đọc sức khỏe!