Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng l4-l5, l5-s1 là một trong những dạng bệnh phổ biến nhất và cũng chứa đựng những nguy hiểm. Cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua một vài thông tin dưới đây.
(Hình ảnh minh họa bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)
Sơ lược thoát vị đĩa đệm L4 L5, L5 S1 là gì? có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm l4 – l5, l5 – s1 hay còn được gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, là một bệnh xảy ra ở vị trí thắt lưng tại đoạn đốt xương sống l4 – l5, l5 – s1.
Theo giải phẫu sinh lý học, xương cột sống ở người gồm có 33 đốt xương sống hợp lại theo một hình không thẳng và 33 đốt xương sống này chia làm 4 nhóm, bao gồm: Các đốt sống cổ, các đốt sống ngực, các đốt sống thắt lưng và các đốt sống cùng.
Trong đó l4 – l5 là hai đốt sống cuối trong nhóm các đốt sống thắt lưng và l5 – s1 chính là sự tiếp nối giữa xương cột sống thắt lưng và các đốt sống xương cùng.
Ngoài ra l4 – l5, l5 – s1 còn là vị trí cong đặc biệt, được xem như một phần khá quan trọng trong xương cột sống, nhưng lại là phần hay gặp các vấn đề bệnh lý nhất.
Vậy bệnh này có nguy hiểm chăng?
Đương nhiên là có chứ, bệnh lý có liên quan đến hệ xương, còn là xương cột sống nữa thì độ nguy hiểm của nó lại càng cao.
Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm độ nguy hiểm của bệnh xuống bằng cách chữa trị kịp thời và đúng cách.
Và để chữa trị bệnh đúng cách và kịp thời, người bệnh cần phải biết các nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5, L5 S1
Có khá nhiều các nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm l4 – l5, l5 – s1 và đôi khi các nguyên nhân đó chỉ đến từ những hoạt động thường ngày của chúng ta, và chúng tôi sẽ chia các nguyên nhân làm thành các nhóm như sau:
➢ Nguyên nhân do vận động không đúng cách, chẳng hạn như: Đột ngột nhấc vật nặng lên mà cong lưng, khuân vác vật nặng lâu ngày, ngồi cong vẹo xương sống, ngồi nhiều và cả đứng lâu,….
➢ Nguyên nhân do tác động từ môi trường bên ngoài: Tai nạn, té, ngã, bị chấn thương từ bất cứ nguyên do gì bên ngoài tác động lên vùng cột sống thắt lưng
➢ Nguyên nhân do tuổi tác: Cơ thể người khi đến một độ tuổi nhất định sẽ diễn ra quá trình lão hóa các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Và đó cũng là lúc đĩa đệm bị thoái hóa và thoát ra khỏi vị trí ban đầu, gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm.
➢ Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Thừa cân, béo phì, các bệnh lý liên quan đến cột sống từ khi mới sinh ra,…..
(Nguyên nhân gây ra căn bệnh này)
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5, L5 S1
Các triệu chứng của bệnh sẽ được biểu hiện như sau:
? Đau: Cơn đau có thể từ âm ỉ, nhẹ nhàng và ngắn khi bệnh còn ở giai đoạn sớm và khi bước sang những giai đoạn sau của bệnh thì cơn đau sẽ càng mạnh hơn. Và thậm chí cơn đau sẽ còn lan sang các nơi khác như chân chẳng hạn.
? Tê và nhức: Dấu hiệu tê và nhức xảy ra khi dây hoặc rễ thần kinh ở đây đã bị chèn ép. Mức độ tê ít hay nhiều cũng chính là mức độ các dây thần kinh bị chèn ép như thế nào.
? Cảm thấy yếu một bên cơ hoặc phần thân dưới: Đó là bởi các dây thần kinh đang bị chèn ép ảnh hưởng.
Ngoài ra, một khi bệnh xảy ra biến chứng, người bệnh sẽ còn có một số triệu chứng nguy hiểm khác như: Vận động rối loạn, di chuyển khó khăn, không kiểm soát được đại tiện, tiểu tiện, rối loạn cảm giác và cả đau rễ thần kinh tọa.
Các phương pháp chuẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5, L5 S1 chính xác
Để chẩn đoán được chính xác căn bệnh thoát vị đĩa đệm ở người bệnh, các y bác sĩ sẽ phải trải qua ít nhất hai phương pháp khám, đó là: Khám lâm sàng và khám cận lâm sàng.
➢ Khám lâm sàng: Có nghĩa là khám thông qua hình thức hỏi bệnh, thực hiện các thao tác chuyên môn theo trình tự nhìn, sờ, gõ và nghe. Mục đích là để xác định hoặc loại trừ một số căn bệnh căn cứ vào lời khai bệnh của người đến khám và kinh nghiệm cũng như kiến thức của người bác sĩ.
➢ Khám cận lâm sàng: Là một phương pháp dùng các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết,…. Để củng cố và xác định chính xác tên căn bệnh của người được khám.
Và trong trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, các y, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của người bệnh và nếu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đi làm cận lâm sàng. Đó chính là chụp X quang thoát thường quy trước để xem xét liệu có phải bệnh khác hay không, nếu vẫn còn nghi ngờ và độ chắc chắn về thoát vị đĩa đệm hoặc đã xác nhận đó là thoát vị đĩa đệm. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đi làm thêm một cận lâm sàng nữa, đó là chụp MRI.
MRI được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhất trong xác định và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
(Phim MRI của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm)
Cách điều trị dứt điểm thoái hóa cột sống L4 L5, L5 S1
Một trong những biến chứng của thoát vị đĩa đệm l4 – l5, l5 – s1 đó là gây ra tình trạng thoái hóa cột sống cho vị trí tương tự, và thoái hóa cột sống là một căn bệnh khó khăn cho nhiều người. Tuy nhiên, đối với căn bệnh này, chúng ta vẫn có những cách trị hiệu quả.
Thứ nhất, khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, các y bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện các biện pháp bảo tồn hay còn gọi là điều trị nội khoa bằng chế độ sinh hoạt hợp lý, bao gồm: Tập thể dục, dùng thuốc tây y hoặc có sự kết hợp với các loại thuốc đông y cùng với những bài tập massage trị liệu, châm cứu hoặc thiền niệm .
Thứ hai, nếu trong thời gian điều trị bảo tồn mà không có những hiệu quả như tính toán thì các y bác sĩ có thể nghĩ tới sử dụng ngoại khoa bằng phương pháp thực hiện phẫu thuật để điều trị cho bệnh nhân.
Và cũng từ đó, có thể căn bệnh thoái hóa cột sống vị trí l4 – l5, l5 – s1 sẽ được điều trị khỏi.
Các bài tập cải thiện cho người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 L5, L5 S1
Nếu như đối với bệnh thoái hóa cột sống, chúng ta có các bài tập dành riêng cho họ thì bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có những bài tập riêng để cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân. Và hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với mọi người ba bài tập cơ bản và đơn giản nhất:
Bài thứ nhất: Bài tập nằm tư thế sấp đơn giản
- Đối với động tác này, người tập chỉ cần:
- Nằm sấp, chân và tay duỗi thẳng theo thân người.
- Từ từ nâng cổ cao lên, khi nâng thì hít vào
- Từ từ hạ cổ xuống, khi xuống thì thở ra, đưa về vị trí ban đầu.
- Trong quá trình tập lưu ý phải để chân và tay duỗi thẳng, lưng thẳng.
Bài thứ hai: Bài tập với tên gọi Rắn hổ mang.
- Người tập cũng ở tư thế nằm sấp xuống, sau đó chống hai tay lên.
- Nâng thân trước từ từ lên cao, làm sao cho cánh tay được duỗi thẳng.
- Giữ nguyên tư thế như vậy trong ít nhất 5 giây rồi từ từ hạ xuống.
- Lặp lại nếu bạn muốn.
Bài thứ ba: Gập bụng đơn giản
- Người tập chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa lưng.
- Sau đó, bắt đầu cong 2 đầu gối, lòng bàn chân và lưng áp lên sàn tập.
- Tiếp đến, kéo cằm về phía trước ngực, cong phần trên cơ thể về phía trước, giữ 2 tay hướng về phía trước.
- Giữ tư thế này trong vài giây sau đó từ từ hạ xuống.
Đó là ba động tác đơn giản cho người bệnh muốn cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, trước khi tập, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau đây:
✘ Các bài tập trên không áp dụng cho mọi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, cần phải tham khảo với bác sĩ điều trị trước khi muốn tập.
✘ Trước khi tập phải làm nóng cơ thể bằng các khởi động đơn giản. Cũng là để tránh xảy ra những tai nạn trong khi tập.
✘ Không tập quá sức, tập nhẹ nhàng, từ từ nâng lên. Thực hiện đúng động tác.
✘ Không thực hiện động tác xoay vặn vì có thể ảnh hưởng đến cột sống.
✘ Hít thở đều cho mỗi động tác, mỗi lần thực hiện.
✘ Ngừng lại nếu thấy cơ thể có điều bất thường không tốt.
Đó là tất cả những gì liên quan đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5, L5-S1. Hãy cập nhật cho mình nhiều kiến thức y học hơn nữa nhé, chúc mọi người một sức khỏe thật tốt.