Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Là câu hỏi được không ít bệnh nhân quan tâm và thắc mắc. Dù thể dục thể thao mang đến cho sức khỏe nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng nếu thực hiện không đúng cách hay sai tư thế có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, nhất là với những người có vấn đề về cột sống. Bạn đọc hãy cùng dành thời gian tìm hiểu về chủ đề này với bài viết sau đây!
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi một đĩa đệm nằm giữa đốt xương sống bị rách bao xơ, khiến phần nhân bên trong bị tràn ra ngoài, đè nén lên các dây thần kinh lân cận. Người bệnh khi gặp phải vấn đề này thường cảm thấy những cơn đau nhức khó chịu ở vùng lưng, kèm theo đó là cảm giác tê ngứa hoặc nóng ran dai dẳng.
Nhiều bệnh nhân thoát vị có xu hướng hạn chế các vận động thể chất, ví dụ như thể dục thể thao vì cho rằng chúng có thể khiến triệu chứng thêm tồi tệ. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Thậm chí các chuyên gia còn khuyến khích người bệnh nên tăng cường tham gia các hoạt động thể thao. Trong số những câu hỏi liên quan đến chủ đề này, có rất nhiều thắc mắc không biết liệu thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Theo các bác sĩ, người bệnh thoát vị hoàn toàn có thể thực hiện hít đất, chỉ cần chú ý theo dõi tình trạng cột sống trong quá trình luyện tập. Hít đất là dạng bài tập giúp xây dựng sức mạnh cho phần thân trên, bao gồm cả cơ bắp và xương khớp. Nếu thực hiện hít đất đúng cách, tác động của nó có thể trải dài từ cơ ngực, vai, lưng, bụng đến phần thắt lưng và hai chi dưới.
Không những hiệu quả đối với sức khỏe tổng thể, hít đất còn giúp giãn căng cột sống, nhờ đó giảm thiểu một số các triệu chứng khó chịu của bệnh lý thoát vị hoặc các vấn đề xương khớp khác. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng hít đất có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn và phòng ngừa tình trạng cao huyết áp hiệu quả. Chính vì vậy, người bị đĩa đệm thoát vị hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn hít đất làm bộ môn rèn luyện sức khỏe hàng ngày.
Thoát vị đĩa đệm nên hít đất thế nào?
Để hít đất có thể phát huy tối đa hiệu quả, điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải biết cách thực hiện đúng cách. Bởi vì dù sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhưng hít đất cũng là bộ môn dễ dẫn đến chấn thương nếu động tác bị sai lệch.
Dưới đây là một số vấn đề người bệnh cần chú ý trong quá trình tập luyện hít đất:
Cách thực hiện động tác hít đất
- Chống người trên sàn nhà bằng tứ chi, mở rộng hai tay với khoảng cách lớn hơn vai một chút. Lưu ý là dùng ngón chân để giữ thăng bằng.
- Giữ cơ thể trên một trục đường thẳng, không chùng xuống hoặc cong lưng. Khoảng cách giữa hai chân có thể tùy ý, miễn sao cơ thể cảm thấy thoải mái.
- Trước khi bắt đầu hít đất, hãy co cơ bụng lại và siết chặt về phía cột sống. Sau đó, từ từ hít vào một hơi sâu, đồng thời hạ thấp người xuống mặt sàn, sao cho khuỷu tay tạo thành góc vuông 90 độ.
- Khi nâng cơ thể trở lại thì thở ra, tuy nhiên không nên đẩy thẳng cánh tay mà nên hơi cong lại.
Số lần thực hiện
Đối với những người mới bắt đầu, điều quan trọng nhất là đừng nên gắng sức. Bệnh nhân tùy vào mức độ nghiêm trọng của thoát vị để điều chỉnh tần suất. Các chuyên gia thường khuyến nghị người bệnh thực hiện set 5 lần/ngày trong những ngày đầu tiên. Sau khi cơ thể quen dần, bệnh nhân có thể nâng lên khoảng 10 đến 15 lần mỗi set, thực hiện khoảng 2 set mỗi ngày.
Một số lỗi cơ bản thường mắc phải
Các lỗi động tác hay chuyển động có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, vì vậy bệnh nhân cần hết sức lưu ý.
- Võng lưng: Cong lưng, chùng lưng là một trong những lỗi rất hay gặp ở bộ môn hít đất. Tình trạng này có thể khiến lưng bị đau sau khi luyện tập do cơ cốt lõi của cơ thể không đủ mạnh. Để khắc phục, người bệnh có thể bắt đầu thực hiện động tác plank trước khi chuyển sang hít đất.
- Cổ không thẳng: tư thế hít đất chuẩn là đầu và cổ phải thẳng hàng, không ngoẹo đầu hoặc cúi đầu xuống. Người bệnh cần hướng tầm mắt nhìn thẳng về phía trước để đảm bảo cột sống được căng giãn tối đa.
- Khuỷu tay thẳng: Khi đẩy cơ thể lên, nhiều người giữ cánh tay thẳng để giảm thiểu áp lực và đỡ mỏi hơn nhưng điều này dẫn đến sai tư thế. Hậu quả là trọng lực dồn lên các cơ và thắt lưng, khiến tình trạng đau nhức của bệnh nhân thêm tồi tệ. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý là cánh tay phải hơi cong nhẹ trong quá trình hít đất. Còn nếu cảm thấy cơ thể quá mệt, đó là lúc người bệnh nên kết thúc và nghỉ ngơi.
Khởi động trước khi hít đất
Cơ thể của người bệnh thoát vị vốn không khỏe mạnh như bình thường, vì thế nên khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu hít đất. Điều này giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ chuột rút hoặc căng cứng cơ ngoài ý muốn.
Trao đổi với bác sĩ thường xuyên
Trong quá trình luyện tập tại nhà, bệnh nhân nên thường xuyên giữ liên lạc và trao đổi với bác sĩ điều trị. Nếu cơ thể phát sinh bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc triệu chứng tăng nặng hơn, người bệnh nên dành thời gian đi thăm khám tại bệnh viện.
Các bộ môn khác được chuyên gia khuyến nghị
Nếu người bệnh cảm thấy hít đất không phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân có thể lựa chọn một trong số các bộ môn thể thao khác như:
- Yoga: Yoga không chỉ tác động đến cơ khớp mà còn cả hệ thống hô hấp. Tất cả các bài tập yoga đều có chia cấp độ rõ ràng, giúp người bệnh có thể thực hiện tùy theo tình trạng thể chất.
- Bơi lội: Bơi lội là môn thể thao rất được khuyến khích với những người có vấn đề với cơ xương khớp. Bởi vì môi trường trong nước có thể giúp giảm thiểu áp lực lên vùng cột sống, đặc biệt là vị trí thắt lưng và cổ gáy.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được phần nào những thắc mắc liên quan đến vấn đề thoát vị đĩa đệm có hít đất được không. Bên cạnh chế độ luyện tập thể dục thể thao, người bệnh cũng đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, ví dụ như rau xanh, hải sản có vỏ, sữa, trứng,..