Thoái hoá đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh gây khó vận động cho người bệnh. Thậm chí là không thể cử động được vùng cổ dù chỉ là cử động nhỏ nhất. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh haotj hàng ngày của người bệnh.
Tình trạng chèn ép dây thần kinh đốt sống cổ là gì?
Dây thần kinh cổ gồm:
- Các dây thần kinh xung quanh vùng cổ
- Vai gáy và rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống
Hệ thống dây thần kinh này rất dễ bị chèn ép khi đốt sống cổ thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cổ, khiến bệnh nhân cảm thấy tê đau và nhức mỏi ở cổ, vai gáy, 2 bả vai.
Dây thần kinh cánh tay:
Dây thần kinh cổ tay bị chèn ép gây tê bì, đau nhức, giảm sự linh hoạt cánh tay, cố một số trường hợp còn xảy ra tình trạng teo cơ, mất cảm giác, hạn chế khả năng cầm nắm,…
Bệnh xảy ra phổ biến ở những người trung niên hoặc người cao tuổi. Chèn ép đốt sống cổ được xem như một dạng biến chứng xương khớp gây tổn thương đến hệ thống dây thần kinh xung quanh cổ, vai gáy. Ngoài ra, các vận động viên thể thao, người lao động nặng nhọc, nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh
Theo những gì học hỏi được từ các bộ môn sinh học hay các thông tin từ trên ti vi, sách báo thì vùng cổ của cơ thể người là vùng tập chung nhiều dây thần kinh trung ương nhạy cảm nhất. Đặc biệt lưu ý vùng cổ và phải bảo vệ vùng cổ tránh khỏi các tác động bên ngoài.
Co thắt cơ bắp lưng thường đi kèm với việc chèn ép thần kinh, khiến bệnh nhân khá đau đớn. Đôi khi, triệu chứng chèn ép thần kinh chỉ biểu hiện tê và yếu ở cánh tay hoặc chân mà không gây đau. Các triệu chứng khác bao gồm ngứa, rát và cảm giác nóng/lạnh bất thường.
Trong đó có các dây thần kinh điển hình ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận khác trên cơ thể gây ra các trường hợp như:
- Vùng cổ bị đau và hai bên bả vai chịu ảnh hưởng lớn khiến mỏi rã rời
- Cứng cổ do căng dây thần kinh khiến người bệnh gần như không thể nhúc nhíc vùng cổ
- Nhiều trường hợp dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng nhẹ và buồn nôn, đôi khi còn bị ngất xỉu do choáng bất chợt.
- Huyết áp không ổn định lúc tăng lúc giảm thất thường và đột ngột, thính lực và thị lực giảm đáng kể
- Kích thích sự co thắt ở họng, gây đau răng và các vấn đề răng miệng khác
- Cảm giác cầm nắm vật ở bàn tay có thể sẽ mất đi trong thời gian bị chèn ép và sau đó lại hồi phục lại bình thường khi hết bị chèn ép
- Không xác định được phương hướng, đi lại không vững và dễ gây té ngã
Nguyên nhân chèn ép dây thần kinh là gì?
Nguyên nhân chèn dây thần kinh chủ yếu do các bệnh lý về cột sống gây ra như bệnh thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, thoái hóa hay gai đốt sống.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đây đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin… cần thiết cho xương khớp
Một số hoạt động hàng ngày cũng rất dễ làm cho dây thần kinh bị tổn thương và chèn ép như:
- Tai nạn lao động
- Khuân vác vật nặng sai tư thế đột ngột
- Chơi thể thao quá sức
- Béo phì…
- Tập thể dục sai tư tế
- Ngủ nằm gối quá cao
- Ngồi trước máy tính quá lâu và sai tư thế
Xem thêm bài viết: Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng xoa bóp và châm cứu
Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh?
Uống thuốc không kê toa
Một số loại thuốc giảm đau không kê toa cũng có hiệu quả trong việc giảm đau dây thần kinh bị chèn ép. Bạn có thể uống thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) để giảm sưng và đau.
Sau khi chẩn đoán dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống thần kinh bị chèn ép, bác sĩ sẽ có thể đưa ra một phác đồ điều trị, bao gồm:
- Thuốc
- Vật lý trị liệu
- Tiêm cortisone
- Phẫu thuật
Tuy nhiên cần uống theo hướng dẫn của bác sĩ:
- Các loại thuốc này chỉ có công dụng dảm đau tức thời chứ không phải là dùng thay thế thuốc điều trị
- Không nên sử dụng quá nhiều hay còn gọi là lạm dụng thuốc khiến cơ thể nhờn thuốc
- Nên sử dungh thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc các phòng khám chuyên khoa xương khớp
- Không được tự ý mua về dùng
- Ngoài ra, sử dụng trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ, gây hại cho gan, dạ dày và thận.
Lưu ý: trước khi áp dụng các biện pháp ở trên, cần tham khảo ý kiến bác trực tiếp thăm khám để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Thường xuyên tập thể dục
Để ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh thì bạn nên thường xuyên vận động nhẹ vùng cổ sau 1 đến 2 tiếng ngồi làm việc bằng các động tác như:
Thường xuyên vận động xương khớp, chú ý xoay tròn cổ tay trước khi chơi thể thao hoặc làm việc.
Đứng lên đi lấy nước hoặc ra pha cho mình 1 tách café đồng thời xoay khớp cổ và bả vai.
Các cơn đau có thể đến từ sự co thắt cơ bắp hoặc gồng gây áp lực lên các dây thần kinh, do đó bạn có thể thử thư giãn cơ bắp bằng các cách sau:
- Chườm lạnh trong 3 ngày đầu đau cấp, sau đó chườm nóng 20 phút mỗi lần, có thể làm 3 đến 5 lần/ngày
- Tắm nước ấm
- Mát xa
- Nhờ người thân xoa bóp nhẹ vùng cổ khi ngồi
- Đặt một chiếc khăn cuộn mỏng dưới gáy và thắt lưng khi nằm ngửa
Bổ sung canxi, kali cho cơ thể
Các vấn dề về xương khớp đều liên quan đến chất dinh dưỡng có trong cơ thể mỗi người bị thiếu hụt. Bởi vậy bổ sung canxi là điều tất yếu và quan trọng nhất trong việc điều trị các bệnh về xương khớp.