Bên cạnh với việc điều trị thì chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng ra làm sao cũng cần được quan tâm. Bởi lẽ, khi mang bệnh, tâm trạng người mắc đã không hề vui. Nên nếu có sự chăm sóc, quan tâm từ người thân trong gia đình sẽ tạo cho bệnh nhân nguồn khích lệ để tiếp lúc điều trị.
Nhưng nhiều người cũng chưa biết phải chăm sóc ra sao là tốt. Để bệnh nhân vận động đi lại thoải mãi hơn hay đối mặt với cơn đau thì làm thế nào. Mời bạn theo dõi bài viết để trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất.
Lý do phải chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Trước khi tìm hiểu về cách thức chăm sóc thì hãy xem qua những lý do tại sao cần phải chăm sóc bệnh nhân thoái hóa.
Bệnh thoái cột sống thắt lưng có thể bắt gặp ở nhiều người trong xã hội hiện nay. Từ những nguyên nhân nhỏ nhặt mà bạn không ngờ tới. Quan trong hơn là quá trình điều trị bệnh không phải là ngắn, nó có thể kéo dài qua từng tháng.
Gây tốn kém về kinh tế, mệt mỏi, trầm cảm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Cho nên những người thân xung quanh cần phải quan tâm, chăm sóc đến bệnh nhân hơn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Trên thực tế có những trường hợp bệnh còn nhẹ, chưa gây ra sự ảnh hưởng đến cơ thể nhiều. Lúc đó người bệnh vẫn có thể tự mình chăm sóc bản thân, sức khỏe mà không phải nhờ đến ai.
Ngược lại, nếu để bệnh biến chuyển nặng làm bệnh nhân không thể 1 mình mà chống chọi lại được. Đây chính là lúc họ cần đến sự chăm sóc, quan tâm từ người thân xung quanh nhất.
Việc chăm sóc bệnh nhân thoái hóa sẽ tác động rất nhiều tới kết quả điều trị. Sau đây là các cách mà bạn có thể áp dụng cho người bệnh.
Những bài tập hỗ trợ điều trị
Cần tạo cho người bệnh thói quen tập luyện thể dục thể thao hay các bài tập có tác dụng đến quá trình điều trị. Một số bài tập bạn có thể tham khảo:
Bài tập thứ nhất: Để người bệnh nằm thẳng trên giường hay mặt phẳng bất kỳ. Háng ở tư thế gấp lại và ngửa đầu gối lên hướng trần. Bệnh nhân để đè lưng áp sát với mặt phẳng rồi tác dụng lực đủ mạnh để đẩy toàn bộ phần mông lên khỏi mặt đất, lưng vẫn giữ tại vị trí ban đầu.
Bài tập số 2: Tư thế chuẩn bị: đặt người bệnh nằm xuống giống với bài tập thứ nhất. Khi thực hiện ở bài tập này, bệnh nhân cần phải cuốn mình lên cao và cố gắng để phần mũi chạm sát với đầu gối thì càng tốt.
Bài tập số 3: cho người bệnh ngồi tại trên ghế mà có phần tựa sau lưng. Từ từ co 1 chân lên còn chân kia thì để duỗi thẳng. Khi co chân kết hợp với cúi người xuống và đặt ngón tay trỏ sao cho chạm được đến ngón chân cái (ngón cái của chân duỗi) là tốt nhất.
Bài tập số 4: giúp người bệnh nằm ngửa trên một mặt phẳng (có thể là nền nhà, trên giường…). Tiếp theo lấy 2 tay ôm lấy phần đầu gối bên trái rồi dùng lực kéo về hướng vai bên tay trái. Làm tương tự với bên phải. Sau đó ôm cả 2 bên đầu gối để kéo về sát ngực, cố gắng kéo càng sát thì càng tốt.
Xem thêm: 10 bài tập dành cho người thoái hóa cột sống
Cách thức hỗ trợ làm giảm các cơn đau
Bệnh nhân thoái hóa thường phải chịu những cơn đau buốt hết sức khó chịu. Cơn đau có thể lan ra khắp lưng, xuống mông và chân. Mỗi lúc như vậy người thân nên trợ giúp bằng việc dùng các biện pháp sau:
Chườm nóng lên vị trí đau: đây là cách giảm đau cho bệnh nhân nhanh chóng. Ngoài ra để muốn tốt hơn thì có thể dùng một số loại lá cây để chườm như: lá lốt, ngải cứu …
Xoa bóp: khi xác định được điểm đau, có thể dùng tay để xoa bóp lên sẽ có hiệu quả trong việc giảm đau, giảm co cứng, thư giãn gân cốt, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, mềm cơ gân.
Dùng vật lý trị liệu phục hồi chức năng: là phương pháp có công dụng giảm đau nhanh, điều chỉnh lại các tư thế sai lệch và duy trì khả năng cung cấp dinh dưỡng tố các cạch khớp.
Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân
Trong việc chăm sóc bệnh nhân thoái hóa thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ bữa ăn hằng ngày là điều rất cần thiết. Nếu thực hiện tốt sẽ cải thiện tình trạng bệnh theo chiều hướng tốt đẹp. Sau đây là một số chú ý trong công cuộc bổ sung dinh dưỡng:
Thực phẩm cần bổ sung: Nên cho người bệnh ăn nhiều các loại rau xanh tươi để khả năng tự tái tạo tế bào được diễn ra nhanh hơn. Các thực phẩm chứ nhiều canxi có trong cua, thịt, sữa, tôm.. giúp cho xương chắc khỏe.
Thực phẩm cần hạn chế:
- Không sử dụng đồ uống có ga, chất kich thích, cà phê và bia rượu
- Giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn quá cay nóng sẽ làm khả năng phục hồi bị cản trở.
- Ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều chất đạm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Khi chuẩn bị bữa ăn, dù dùng thực phẩm nào thì việc cần đối phải được quan tâm chặt chẽ. Tránh những tình trạng thừa chất, thiếu chất đều gây ra những điều không tốt đối với bệnh nhân. Nên lên trước một danh sách cho thực đơn bữa ăn hằng ngày theo sự hướng dẫn của các chuyên gia về dinh dưỡng để giảm những tình trạng trên.
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa cột sống nên ăn và kiêng gì?
Giúp tinh thần người bệnh vui vẻ và thoải mái
Bên cạnh việc điều trị, quan tâm ăn uống hằng ngày thì bạn nên nói chuyện tâm sự chia sẻ để người bệnh thoải mãi hơn. Hay đi bộ, tập luyện thể dục thể thao cùng họ vừa tốt cho sức khỏe bản thân mà con giúp tinh thần tập luyện của người bệnh phấn trấn hơn.
Khi tâm lý người bệnh ổn định kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý làm sức khỏe tốt lên thì việc áp dụng phác đồ điều trị mới đạt được kết quả cao nhất. Chẳng mất chốc bệnh sẽ tự ra đi và xương khớp từ từ mà phục hồi lại thể trạng ban đầu.
Nên chú ý không để cho bệnh nhân tự ý bê vác đồ vật nặng, vận động quá sức, loại bỏ những thói quen xấu, thiếu khoa học.
Nếu người thân xung quanh thực hiện những cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng nêu trên. Sẽ giúp cho họ điều trị hiệu quả và tăng cường sức khỏe. Qua đó mà đây lui đi những nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về xương khớp. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh !!
Tìm hiểu về Mẫu bệnh án thoái hóa cột sống thắt lưng