Hội chứng cơ hình lê thường gây ra sự kích ứng đối với hệ thống các dây thần kinh tọa và khiến cho người bệnh bị tê ngứa và đau đớn. Việc nắm bắt rõ những đặc điểm của bệnh lý sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
Hội chứng cơ hình lê là gì?
Cơ hình lê là một loại cơ nhỏ nằm sâu ở bên trong mông. Theo đó, loại cơ này có chức năng và cấu tạo như sau:
- Cơ thường bắt đầu ở vùng cột sống lưng và liên kết với bề mặt trên của phần xương đùi.
- Cơ chạy theo đường chéo còn hệ thống các dây thần kinh tọa lại chạy dọc ở bên dưới.
- Cơ hình lê đảm nhận chức năng hỗ trợ xoay chân và xoay hông.
Hội chứng cơ hình lê thường xảy ra khi cơ gây sự đè nén và chèn ép lên hệ thống dây thần kinh tọa. Những triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này đó là gây ngứa ngáy, tê ran tại mặt sau của chân và tay.
Thông thường, bệnh nhân sẽ rất khó xác định được hội chứng cơ hình lê. Phải đến khi bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết thì mới phát hiện được chính xác tình trạng bệnh lý.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng cơ hình lê
Hội chứng cơ hình lê có những dấu hiệu điển hình đó là đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ có thể gặp phải những triệu chứng khác như đau tại mặt sau của chân, khó chịu 1 phần ở cơ thể và một số triệu chứng không phổ biến khác.
Cụ thể, khi bị Hội chứng cơ hình lê, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
- Ngứa ran tại vùng mông và mặt sau của chân.
- Đau nhức vùng cơ mông.
- Không có cảm giác dễ chịu, thoải mái khi ngồi.
- Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu.
- Cơn đau ở chân và mông nghiêm trọng hơn khi hoạt động.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ không thể hoàn thành những công việc hàng ngày, điển hình như nấu ăn, lái xe và một số công việc khác.
Nguyên nhân gây Hội chứng cơ hình lê
Thông thường, cơ hình lê nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyển động ở phần dưới của cơ thể. Do đó, chúng có thể sẽ bị kích thích hoặc bị thương khi hoạt động thể chất quá mức. Một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng cơ hình lê đó là:
- Lạm dụng cơ một cách quá mức.
- Thực hiện các động tác liên quan đến chân quá nhiều lần.
- Ngồi quá lâu trong khoảng thời gian dài.
- Mang vác đồ vật nặng quá sức.
- Thường xuyên leo cầu thang.
Bên cạnh đó, hội chứng cơ hình lê cũng là hệ quả của những chấn thương từ bên ngoài như té ngã, xoay hông đột ngột, chấn thương do tai nạn giao thông hoặc va chạm khi chơi thể thao. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa làm dẫn đến hội chứng cơ hình lê là do cơ bị kích thích bởi cấu trúc ở vùng lân cận, điển hình như khớp hông hoặc khớp xương cùng.
Chẩn đoán Hội chứng cơ hình lê
Dựa trên các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện những chẩn đoán sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Những dấu hiệu lâm sàng của Hội chứng cơ hình lê phải kể đến như:
- Đau âm ỉ tại vùng mông.
- Cơn đau lan sang bắp chân, mặt sau của đùi hoặc bàn chân.
- Tần suất cơn đau tăng lên khi đi lên cầu thang hoặc ngồi quá lâu.
- Chuyển động tại vùng khớp háng bị giảm phạm vi.
Theo đó, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh đi bộ, ngồi quá lâu và được cải thiện hơn mỗi khi nằm ngửa.
Kiểm tra sức khỏe
Để xem được các cử động có gây đau tại các chi dưới hay đau thắt lưng hay không, bệnh nhân cần phải kiểm tra sức mạnh cơ và kiểm tra cục bộ.
Kiểm tra tiền sử bệnh lý
Việc kiểm tra tiền sử bệnh bao gồm việc đánh giá các triệu chứng. Bác sĩ sẽ trao đổi về thời điểm mà các cơn đau xuất hiện, các tai nạn, chấn thương gặp phải và các phương pháp điều trị bệnh đã từng thực hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ còn kiểm tra các nguyên nhân khác như thoái hóa khớp háng, viêm khớp…
Xét nghiệm chẩn đoán
Để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh, bệnh nhân sẽ được thực hiện hàng loạt các xét nghiệm như chụp X – Quang, chụp MRI.
Điều trị Hội chứng cơ hình lê
Thực hiện việc chườm nóng và chườm lạnh
- Chườm lạnh: Bệnh nhân đặt túi đá lạnh lên vùng cơ bị đau trong thời gian khoảng 20 phút. Để tăng thêm hiệu quả điều trị, bạn có thể vừa kết hợp massage, vừa thực hiện việc chườm đá.
- Chườm nóng: Khi chườm nóng, bệnh nhân đặt một chiếc khăn ẩm và ấm lên vùng da khoảng 20 phút. Đặc biệt, người bệnh không nên ngủ trên đệm bởi sẽ khiến cho da bị bỏng.
Thuốc điều trị
Loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị hội chứng cơ hình lê là thuốc chống viêm không Steroid. Nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tiêm để cải thiện các triệu chứng bệnh lý:
- Thuốc corticosteroid và thuốc tiêm gây tê cục bộ: Có tác dụng giảm đau và giảm co thắt hiệu quả.
- Tiêm botox: Có tác dụng làm giảm sự áp lực lên các dây thần kinh tọa và giảm đau hiệu quả.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi các cơn đau mãn tính không được cải thiện hoặc bệnh nhân bị đau đớn nghiêm trọng. Phẫu thuật có thể làm tăng sức mạnh cơ bắp, giải phóng cơ hình lê và giảm đau hiệu quả.
Bài tập cải thiện Hội chứng cơ hình lê
Để cải thiện hội chứng cơ hình lê, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập nhằm kéo giãn các cơ. Trong đó có thể kể đến như:
Bài tập căng cơ hình lê
Bài tập 1: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân đặt trên sàn và gập cả hai đầu gối lại. Sau đó, bệnh nhân kéo đầu gối về phía trước ngực, dùng tay trái để nắm lấy đầu gối rồi kéo về hướng vai trái. Duy trì lặp lại mỗi bên đều đặn.
Bài tập 2: Nằm ngửa, đặt hai bàn chân lên sàn rồi gập hai đầu gối lại. Sau đó, bạn đặt mắt cá chân phải qua phần đầu gối của chân trái rồi kéo đùi về phía ngực rồi giữ cho thật căng. Duy trì thực hiện động tác lặp lại ở mỗi bên. Khi kéo căng cơ hình lê, bạn nên giữ trong khoảng thời gian là 5 giây và tăng dần lên rồi giữ trong 30 giây.
Bài tập căng gân
- Bệnh nhân nằm ngửa rồi duỗi cả hai chân.
- Tiếp theo, bệnh nhân nâng một chân lên trên cao rồi lấy khăn để quấn lên phía sau của bàn chân. Sau đó, bạn kéo căng chân cho đến khi mặt sau của đùi có cảm giác bị căng nhẹ thì dừng.
- Bạn giữ tư thể trong thời gian khoảng 30 giây, duy trì lặp lại động tác 3 lần mỗi ngày.
Phòng ngừa hội chứng cơ hình lê
Việc tập luyện các bài tập hoạt động thể chất với cường độ vừa phải sẽ làm giảm nguy cơ mắc hội chứng cơ hình lê. Theo đó,để phòng ngừa hội chứng cơ hình lê, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp như:
- Khởi động, làm nóng cơ thể trước khi tập các bài tập thể chất hoặc chạy bộ.
- Để tránh những rủi ro không may có thể xảy ra, bạn nên thực hiện các bài tập với tần suất và cường độ vừa phải.
- Hạn chế tối đa việc xuống đồi hoặc chạy trên bề mặt khấp khểnh, gồ ghề.
- Cần đi lại, đứng lên hoặc thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng nếu bạn ngồi một chỗ quá lâu.
Hội chứng cơ hình lê gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động cũng như sinh hoạt của người bệnh. Để tránh những biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe, bạn nên chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu. Chúc bạn thành công