Có nhiều phương pháp dân gian được áp dụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu của thoát vị đĩa đệm. Trong đó dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm là cách được rất nhiều người bệnh áp dụng. Công dụng của gạo lứt như thế nào, cách dùng ra sao, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Gạo lứt là gì?
Hạt gạo bình thường được xay xát để loại bỏ vỏ trấu, mầm và phần cám như gạo trắng. Còn hạt gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ được bỏ lớp vỏ bên ngoài và giữ lại lớp cám và mầm bên trong. Do đó gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng bình thường. Đặc biệt là hàm lượng các chất xơ, vitamin, thiamine, magie, kẽm, sắt,… chỉ số đường huyết GI thấp. Có khá nhiều loại gạo lứt nhưng hiện nay trên thị trường chủ yếu có 4 loại chính là:
- Gạo lứt đỏ
- Gạo lứt tẻ
- Gạo lứt nếp
- Gạo lứt đen
Công dụng của gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Gạo lứt không còn xa lạ với đời sống của người Việt. Từ xa xưa gạo lứt đã được cha ông ta áp dụng vào các bài thuốc trị các bệnh xương khớp với công dụng cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh. Người ta tin rằng gạo lứt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh gai cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp,…
Đúng như vậy, theo các nghiên cứu khoa học các chuyên gia đã chứng minh rằng gạo lứt có các thành phần dưỡng chất tốt cho việc duy trì sự khỏe mạnh của hệ thống xương khớp. Ngoài ra trong gạo lứt cũng chứa nhiều chất giúp hỗ trợ quá trình hồi phục tổn thương xương khớp, cột sống.
Cụ thể các chất tốt cho xương khớp có trong gạo lứt bao gồm:
- Trong gạo lứt có chứa hoạt chất là sterolin và phytosterol. Hai hoạt chất này có công dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn có hại. Đồng thời chúng có chức năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh. Từ đó mà gạo lứt giúp bệnh nhân ức chế tình trạng viêm khớp, giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra.
- Hàm lượng vitamin K trong gạo lứt cao, giúp loại bỏ lượng canxi dư thừa trong máu, ngăn ngừa tình trạng gai cột sống. Cơ thể hấp thụ canxi và khoáng chất dễ dàng hơn, giúp tái tạo và củng cố hệ thống xương khớp. Ngoài ra vitamin K cũng giúp vết thương mau lành, hạn chế mất máu khi bị thương.
- Các nghiên cứu khác cũng cho rằng trong gạo lứt có chứa IP6, kali, canxi có tác dụng ức chế, ngăn chặn kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu, làm chậm quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó gạo lứt cũng có một số tác dụng khác như:
- Giảm kích thước sỏi thận
- Cải thiện thị giác, tăng cường chức năng não bộ
- Giải độc gan, hỗ trợ cải thiện chức năng gan, trị xơ gan
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng ngừa bệnh ung thư
Cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Gạo lứt có nhiều công dụng nhưng nó chỉ phát huy công dụng tối đa khi được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Một số cách dùng gạo lứt chữa thoát vị được tổng hợp sau đây:
Trà gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Đây là phương pháp đơn giản, phù hợp với người bận rộn. Bên cạnh tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh trà gạo lứt còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan.
Cách thực hiện:
- Sử dụng gạo lứt đỏ, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cho vào chảo rang đều tay trên lửa vừa đến khi gạo ngả sang màu đậm và có mùi thơm thì tắt bếp.
- Cho gạo vào bình đựng hoặc bát hoặc thau sạch, chờ đến khi nguội thì cho vào bình thủy tinh. Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô thoáng.
- Mỗi ngày người bệnh hãm 50gr gạo lứt đã rang với 300ml nước sôi. Khi thấy nước chuyển màu và có mùi thơm nhẹ là có thể uống được.
Lưu ý: Không nên rang gạo lứt quá khô, khi gạo vừa ráo nước thì đem rang ngay để trà có mùi thơm đặc trưng. Sử dụng hàng ngày với liều lượng phù hợp.
Cơm gạo lứt muối mè
Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp. Đồng thời cơm gạo lứt muối mè còn giúp kiểm soát cân nặng rất tốt. Khi không muốn giảm cân bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm 2 bát gạo lứt, muối trắng, nồi cơm điện hoặc nồi áp suất.
Cách thực hiện:
- Gạo lứt rửa sơ qua và đem ngâm nước lạnh qua đêm.
- Lượng nước để nấu cơm phải phù hợp, cứ 1 mức gạo thì đong 2 mức nước.
- Nên dùng nồi áp suất để cơm ngon, mềm, thơm và dẻo hơn. Nấu trong 1 tiếng là hợp lý nhất.
- Sau đó bạn rửa sạch mè, rang đều tay đến khi mè chín và trộn với muối theo tỷ lệ 1 muỗng muối cần 20 muỗng mè.
- Nên dùng cơm gạo lứt muối mè khi còn nóng, có thể dùng trong bữa chính hàng ngày và dùng kèm với các thực phẩm khác để đảm bảo đủ chất.
Cháo gạo lứt đậu đỏ
Để thay đổi khẩu vị người bệnh có thể làm món cháo gạo lứt đậu đỏ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó món cháo này còn giúp người bệnh mát gan, giải độc, nhuận tràng, làm sạch máu,…
Cách thực hiện:
Sử dụng 50gr đậu đỏ, 10gr gạo lứt ngâm mềm, sau đó vớt ra cho vào nồi đun sôi với 2,5 lít nước. Đun ở lửa to đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đến khi gạo và đậu đỏ chín mềm thì cho một chút tỏi băm vào và tắt bếp. Người bệnh sử dụng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần trong như bữa ăn nhẹ.
Lưu ý khi dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
- Người bệnh bị thiếu canxi và sắt không nên sử dụng gạo lứt thường xuyên.
- Người bệnh mới ốm dậy, trẻ em, người cao tuổi không nên dùng cơm gạo lứt vì nó khá khô nên sẽ bị khó tiêu.
- Gạo lứt đỏ chứa nhiều dinh dưỡng hơn gạo lứt đen
- Chỉ áp dụng với người bệnh ở thể nhẹ, bệnh mới khởi phát
- Để nhận được hiệu quả tích cực cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, và hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị
Bài viết trên đây giới thiệu đến độc giả hiệu quả và cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm. Nếu triệu chứng của bệnh không được cải thiện bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Chúc bạn thành công!