Tình trạng gai khớp gối thường gây cho người bệnh cảm giác đau nhức và khiến cho hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Do đó, việc tìm hiểu những đặc điểm của bệnh lý để có hướng điều trị phù hợp là điều vô cùng cần thiết.
Gai khớp gối là gì?
Gai khớp gối là tình trạng phần xương ở bề mặt khớp gối bị phát triển một cách bất thường. Khi gai xương gây chèn ép lên các mô và gây cọ xát lên những dây thần kinh liên quan, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và khó chịu. Theo thời gian, sự ma sát ở bên ngoài sẽ khiến cho xương bánh chè bị rạn và gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
Những gai xương ở khớp gối nếu không gây ratriệu chứng thì không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân bị đau, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng acetaminophen và ibuprofen để hỗ trợ cho việc giảm đau. Nếu như các gai xương gây tác động đến phạm vi chuyển động hoặc khiến cho các dây thần kinh bị ảnh hưởng , bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để loại bỏ gai xương.
Nguyên nhân gây gai xương khớp gối
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các gai khớp gối là do tác động từ những chấn thương bên ngoài, do ảnh hưởng của một số bệnh lý… Cụ thể:
- Đầu gối bị chấn thương: Những chấn thương tại vùng đầu gối có thể là yếu tố dẫn đến sự hình thành của các gai xương. Trong đó phải kể đến như chấn thương do tai nạn lao động, chấn thương do tai nạn giao thông.
- Độ tuổi: Càng lớn tuổi, nguy cơ người bệnh bị gai khớp gối sẽ càng cao.
- Do lạm dụng khớp gối: Những người luôn phải sử dụng khớp gối một cách thường xuyên như vận động viên điền kinh, vận động viên bóng rổ… sẽ có nguy cơ bị gai khớp gối rất cao.
- Một số yếu tố liên quan khác: Do cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, dị tật bẩm sinh hoặc do khớp bị tích tụ canxi.
Dấu hiệu nhận biết gai khớp gối
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà những dấu hiệu, triệu chứng của gai khớp gối có thể ở thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhìn chung, khi bị gai khớp gối, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:
- Đầu gối bị đau dữ dội.
- Khớp gối bị ngứa ran, yếu và tê.
- Chuyển động ở đầu gối bị suy giảm.
- Mức độ đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh mở rộng hoặc uốn cong đầu gối.
Gai khớp gối có nguy hiểm không?
Những cơn đau do gai khớp gối gây ra thường không quá nghiêm trọng. Mặc dù vậy, gai khớp gối có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Gai xương gây ảnh hưởng đến các cấu trúc ở xung quanh dây thần kinh và gân. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy bị đau đớn vào những lần di chuyển.
- Tình trạng gai khớp gối khiến cho các dây thần kinh ở đầu gối bị tổn thương.
Trong trường hợp nếu như bệnh nhân phẫu thuật điều trị gai khớp gối, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
- Bị nhiễm trùng tại khu vực phẫu thuật.
- Đầu gối có các vết sẹo.
- Một số biến chứng do gây mê gây ra.
Chẩn đoán gai đầu gối như thế nào?
Để chẩn đoán gai đầu gối, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra lâm sàng và các xét nghiệm hình ảnh như:
- Chụp X – quang tại vùng đầu gối: Việc chụp X – Quang sẽ giúp các bác sĩ xác định được những tổn thương ở vùng khớp gối, điển hình như gãy xương hoặc gai xương phát triển.
- Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT): Nhằm tạo ra những hình ảnh X – Quang với các góc độ khác nhau.
- Chụp cộng hưởng từ (Chụp MRI): Có tác dụng xác định sự tổn thương ở cơ, gân, sụn cũng như các gai xương.
- Điện cơ: Giúp xác định được hoạt động điện ở cơ khi người bệnh co cơ hoặc nghỉ ngơi.
- Xét nghiệm vận tốc dẫn truyền thần kinh.
Điều trị gai khớp gối
1. Điều trị không phẫu thuật
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh béo phì, thừa cân.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị như thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giãn cơ…
- Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu và một số bài tập thể chất phù hợp.
- Tiêm Cortisone để giảm đau.
2. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật gai xương ở khớp gối thường được áp dụng khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả rõ rệt. Theo đó, một số biện pháp phẫu thuật gai khớp gối phải kể đến như:
- Phẫu thuật nội soi khớp gối: Đây là thủ thuật thường ít gây xâm lấn nhằm loại bỏ gai xương, giúp giảm đau và tăng cường chức năng ở khu vực khớp gối.
- Phẫu thuật để thay khớp gối: Phương pháp này không được áp dụng phổ biến. Tuy vậy, ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải thay khớp để ngăn ngừa các biến chứng có liên quan.
Phòng ngừa đau khớp gối
Ở hầu hết các trường hợp, sẽ rất khó để người bệnh có thể phòng ngừa chứng gai khớp gối. Tuy vậy, ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể hạn chế nguy cơ bị đau khớp gối bằng những cách như sau:
- Tăng cường tập luyện các bài tập thể dục, thể thao để khớp gối được tăng cường hoạt động.
- Giữ cân nặng ở mức phù hợp bằng việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện các bài tập thường xuyên.
- Hạn chế thực hiện các động tác hay hoạt động gây tác động lên đầu gối. Ngoài ra, bạn nên sử dụng những thiết bị an toàn và phù hợp khi chơi những bộ môn thể thao như chạy bộ đường dài, quần vợt….
- Duy trì thực hiện các bài tập thể dục để giúp cho khớp gối được tăng cường sức khỏe.
- Hạn chế những chấn thương liên quan đến đầu gối như gãy xương, trật khớp.
Tiên lượng cho gai khớp gối
Ở đa số các trường hợp, tiên lượng cho bệnh nhân bị gai khớp gối thường rất tốt. Theo đó, các triệu chứng bệnh thường được điều trị bằng những biện pháp điều trị bảo tồn.
Mặc dù vậy, ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể thực hiện các phương pháp điều trị xâm lấn hoặc phẫu thuật để làm thuyên giảm các triệu chứng.
Những thông tin cơ bản về gai khớp gối đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên của bài viết. Để bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần phải chủ động điều trị khi phát hiện ra các triệu chứng nhé.