Gai gót chân là căn bệnh thường gặp ở các bệnh nhân trung niên trở lên với các cơn đau dưới mặt bàn chân gây ảnh hưởng đến việc đi lại. Gai gót chân có nên đi bộ không cũng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Chúng ta cần có chế độ luyện tập đi bộ như thế nào để vừa tốt cho cơ thể lại vừa cải thiện được tình trạng đau do bệnh. Tất cả sẽ có giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Bị gai gót chân có nên đi bộ không
Đi bộ là một hoạt động tập luyện rất tốt sức khỏe ở mọi đối tượng. Đặc biệt ở những người trung và cao tuổi, đi bộ giúp tăng cường khả năng hấp thụ phốt pho và canxi, tốt cho hệ thống xương khớp. Ngoài ra, đi bộ còn giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng tim mạch, huyết áp cho người bệnh.
Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc chứng gai gót chân thì có nên đi bộ không lại là một vấn đề mà nhiều người đang đặt câu hỏi. Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta trước tiên cần phải hiểu đây là bệnh gì và chúng có nguyên nhân từ đâu.
Gai gót chân là căn bệnh xảy ra khi lượng canxi bị lắng đọng tại các nơi thường xuyên phải chịu các tổn thương trên xương gót, áp lực của việc đi lại, mang vác, khối lượng cơ thể đè lên xương gót chân. Bệnh thường gặp ở những người trung tuổi, người thừa cân, người vận động mang vác nặng nhiều hoặc người có tật bẩm sinh.
Bản chất cơn đau là do cân gan chân bị căng quá mức và bị tổn thương do phải chịu áp lực thường xuyên dẫn đến phản ứng bị viêm sau một thời gian hình thành. Để chống lại các tổn thương, cơ thể đã bồi đắp một lớp canxi mới bao quanh gân của gan bàn chân, từ đó hình thành xương nhỏ ở mặt dưới gót chân . Tuy nhiên, nguồn gốc của cơn đau là do viêm nhiễm và những tổn thương của cân gan chân, không phải do gai xương gót chân.
Cân gan chân là một cấu trúc nằm dưới lòng bàn chân bám từ gót chân đến phía trước bàn chân. Đây là một bệ đỡ quan trọng cho vòm dọc bàn chân, giúp hấp thụ lực, hỗ trợ vòm bàn chân vì vậy mà bạn có thể đi lại dễ dàng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh, trong đó gồm có các nguyên nhân chính sau:
- Do bàn chân bị tác động lực lớn trong một thời gian dài như đi bộ, chạy hoặc đứng quá nhiều và không đúng cách, đặc biệt là khi trước đó bạn ít vận động.
- Do thừa cân, béo phì tăng áp lực trọng lượng lên bàn chân
- Do mang giày cao gót có đệm lót mỏng
- Do gan bàn chân bị căng đột ngột bởi đi bộ lên cầu thang, đi nhón chân
- Do gân Achilles bị quá tải làm căng cân cơ tại gan bàn chân.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng, người bị gai gót chân không nên đi bộ nhiều bởi đây là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh. Người mắc bệnh có lớp mô đệm dưới lòng bàn chân mỏng dần, tính đàn hồi của cân gan chân cũng kém đi nên gót chân rất dễ bị tổn thương. Vậy nên, bệnh nhân nên hạn chế đi bộ và nên sử dụng giày y khoa tốt cho người bệnh.
Cách đi bộ tốt cho sức khỏe
Để phòng tránh căn bệnh gai gót chân, chúng ta cần kiểm soát cân nặng phù hợp, không mang vác vật nặng đột ngột sai tư thế, không nên đi giày dép có phần đế quá cứng hoặc quá mềm, không nên đi bộ, chạy hoặc đứng trong một thời gian quá lâu và sai cách.
Dưới đây là một số cách đi bộ tốt cho sức khỏe mà bạn có thể áp dụng vừa nâng cao thể chất lại vừa không gây mắc bệnh :
- Nên đi bộ từ 30-60 phút mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, xương khớp, phòng tránh mất ngủ, đau đầu và duy trì một cân nặng phù hợp.
- Nên thực hiện khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ
- Khi mới bắt đầu đi bộ và khi kết thúc thì chúng ta nên đi chậm trong khoảng 5 phút
- Đi bộ phải đi thẳng, không khom lưng hay thu vai nhằm giữ thẳng cột sống
- Không nên chúi đầu ra trước hoặc ngửa đầu ra sau nhiều để hô hấp được tốt nhất có thể.
- Mắt nhìn thẳng về phía trước toàn thân thư giãn khi đi bộ
- Tiếp đất từ gót chân, đến cả bàn chân và đến mũi chân là cuối cùng trước khi nhấc chân lên.
- Hai tay có thể vung nhẹ nhàng, thoải mái khi đi bộ, không nên cầm nắm các vật dụng khác không cần thiết.
- Người đi bộ cần giữ hơi thở một cách tự nhiên, sử dụng trang phục khi đi bộ là quần áo rộng vừa phải, nhẹ và thoải mái.
- Sử dụng giày thể thao vừa chân khi đi bộ. Đối với những người đã mắc gai gót chân rồi thì nên sử dụng giày dép y khoa được bác sĩ chuyên môn tư vấn để đi bộ (lưu ý thời gian đi bộ cần ngắn hơn 30-60 phút).
- Khi thấy các dấu hiệu như: Choáng váng, chóng mặt, đau vùng ngực, đau vùng lưng, vùng gối, tăng huyết áp,…thì cần dừng hoạt động đi bộ ngay để nghỉ ngơi.
- Có thể nghỉ ngơi giữa chừng trong quá trình đi bộ hoặc vài ngày thực hiện đi bộ một lần phù hợp với thể trạng của từng người.
- Có thể kết hợp đi bộ nhanh, đi bộ vừa và đi bộ thong thả hoặc vừa đi vừa nghỉ, đi bộ giật lùi để đem lại hiệu quả tốt.
- Nên lựa chọn thời điểm đi bộ vào sáng sớm khi nắng vừa xuất hiện, vào buổi chiều tối hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Không nên tạo thành nhóm đông (trên 3 người) để đi bộ, không nên đi bộ vào lúc quá sớm khi vẫn còn hơi sương vì bạn sẽ dễ bị dị ứng hoặc bị cảm.
- Tránh đi bộ khi sắp vào bữa ăn chính để hệ tiêu hóa được làm việc một cách ổn định, tránh đi bộ sau khi ăn no vì dễ gây đau dạ dày.
Gai gót chân là một căn bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không có cách điều trị và phòng tránh từ sớm thì dễ dẫn đến những cơn đau khó chịu và phiền toái, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của người bệnh. Người mắc bệnh thì nên hạn chế đi bộ, nếu đi cần sử dụng giày y khoa và có sự tư vấn từ bác sĩ. Với ai chưa mắc thì cần chú ý chế độ sinh hoạt, vận động, tập thể dục thể thao một cách khoa học.
Với những thông tin trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn trả lời được thắc mắc bệnh gai gót chân có nên đi bộ không. Đừng quên áp dụng những bài tập đi bộ đúng cách để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt.