Hiện nay, tình trạng gai cột sống không chỉ diễn ra phổ biến ở người cao tuổi mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở giới trẻ. Vậy căn bệnh gai cột sống ở người trẻ xảy ra do đâu, cách phòng ngừa và điều trị ra sao?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai cột sống ở người trẻ
Đây là tình trạng các gai xương bị mọc ra bên ngoài hoặc mọc ở 2 bên vùng cột sống. Sự xuất hiện của các gai xương sẽ gây tổn thương lên bề mặt các sụn và làm cản trở quá trình hoạt động của con người. Những triệu chứng điển hình của căn bệnh là:
- Cơn đau xuất hiện ở vùng cột sống lưng, cổ và lan sang các khu vực xung quanh.
- Cơn đau có thể gây nên tình trạng tê bì chân tay.
- Người bệnh bị ra nhiều mồ hôi, kèm theo đó là tình trạng mất ngủ, mệt mỏi và sút cân trầm trọng.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến gai cột sống ở người trẻ:
- Do di chứng sau chấn thương: Các hoạt động như tập luyện các bài tập thể dục thể thao với cường độ mạnh, mang vác vật nặng thường gây ảnh hưởng rất lớn đến vùng cột sống. Dưới sự tác động của các lực này, các gai xương sẽ được hình thành tại vùng đốt sống và gây ra các cơn đau dữ dội.
- Do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Thiếu hụt một số loại vitamin cần thiết là nguyên nhân gây ra các vấn đề về xương khớp. Việc ăn uống qua loa và thường xuyên bỏ bữa lâu dần sẽ khiến cho cơ thể bị mất đi năng lượng và tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
- Tư thế làm việc, học tập không đúng: Khom lưng, cúi người… là những thói quen xấu mà người bệnh nên tránh nếu như không muốn tình trạng gai cột sống trở nên trầm trọng. Các tư thế này không chỉ khiến cho đường cong của cột sống bị thay đổi mà còn làm giảm khả năng chịu áp lực lên hệ thống các xương.
- Do béo phì, tăng cân: Khi trọng lượng cơ thể tăng, áp lực lên vùng cột sống cũng tăng dần theo. Các đốt gai xương từ đó mà hình thành và gây ra các cơn đau ở vùng cột sống.
- Một số nguyên nhân khác: Lười vận động, sử dụng nhiều bia rượu, do mắc các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống cấp và mãn tính…
Những biến chứng của căn bệnh gai cột sống ở người trẻ:
Tình trạng gai cột sống ở người trẻ nếu được điều trị sớm sẽ không gây nên mối nguy hiểm gì cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu như người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời thì sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:
- Tổn thương dây thần kinh vùng cột sống.
- Suy giảm chức năng cơ bắp.
- Rối loạn tiểu tiện.
- Tê liệt cả hai chân.
- Màng não bị nhiễm trùng.
- Sức suy yếu của bàn tay bị suy giảm.
- Dễ có nguy cơ bị bại liệt và tử vong.
Điều trị gai cột sống ở người trẻ như thế nào?
Có vô số các cách chữa mà bạn có thể áp dụng để điều trị bệnh. Sau đây là một số phương pháp thông dụng nhất:
Sử dụng các loại thuốc Tây:
Dùng thuốc Tây thường được nhiều người lựa chọn bởi chúng thường đem đến hiệu quả điều trị nhanh chóng và tức thời. Một số loại thuốc hay được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng là:
- Thuốc Paracetamol: Loại thuốc này có công dụng rất tốt trong việc giảm đau nhanh chóng và tức thời. Mặc dù vậy, những bệnh nhân đang gặp vấn đề liên quan đến thận, gan tuyệt đối không được sử dụng.
- Miếng dán Salonpas: Chỉ cần dán miếng Salonpas lên vùng cột sống và vùng xương bị tổn thương, bạn sẽ thấy các cơn đau được thuyên giảm rõ rệt.
- Các loại thuốc chống viêm không chứa Steroid: Thường được sử dụng khi việc điều trị gai cột sống bằng Paracetamol không được đáp ứng tốt. Tuy nhiên bạn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng nhóm thuốc này bởi chúng sẽ dễ gây ra nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể.
- Vitamin nhóm B: Có vai trò phục hồi sự thương tổn và viêm nhiễm ở các đốt sống. Một số loại vitamin nhóm B tiêu biểu là vitamin b1, vitamin B6, vitamin B12…
Sử dụng các mẹo chữa bệnh dân gian
Dùng các loại thảo dược tự nhiên để chữa là một giải pháp đem lại sự an toàn, lành tính đối với người bệnh. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ phù hợp với những người có triệu chứng nhẹ. Một số bài thuốc dân gian mà bạn có thể sử dụng như:
Bài thuốc từ cây ngải cứu:
- Chuẩn bị: Muối hạt 100g, lá ngải cứu tươi 300g.
- Ngải cứu sau khi rửa sạch thì để ráo nước rồi cho vào cối để giã nát.
- Cho ngải cứu và muối vào trong chảo rồi sao nóng lên.
- Sau đó, bạn lấy phần ngải cứu đã được sao nóng và bọc lại trong một miếng vải và đắp lên vùng cột sống đang bị đau.
Hạt đu đủ chữa gai cột sống:
- Chuẩn bị 30g tầm gửi, lá lốt, dền gai, cỏ xước và 50g lá chìa vôi.
- Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch và cho nước vào để sắc.
- Bạn sắc cho đến khi chỉ còn 150ml nước thì dừng lại và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Phòng bệnh gai cột sống ở người trẻ
Tình trạng gai cột sống một khi đã trở nên trầm trọng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động cũng như khiến người bệnh phải mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để chữa trị. Chính vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng việc thực hiện nghiêm túc những điều sau:
- Nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập như yoga, đi bộ… để tăng cường sự linh hoạt cho các khớp.
- Không nên tiêu thụ quá nhiều chất béo và đồ ăn chứa nhiều tinh bột bởi chúng rất dễ gây ra tình trạng béo phì. Bởi lẽ khi bị béo phì và thừa cân, sự áp lực lên các vùng cột sống sẽ rất nặng và khiến cho vùng cột sống bị tổn thương nhiều hơn.
- Không nên làm việc quá nặng, cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Gai cột sống ở người trẻ là vấn đề không còn xa lạ với nhiều người, nhất là khi cuộc sống ngày càng phát triển theo hướng hiện đại. Mỗi chúng ta hãy có ý thức phòng ngừa và điều trị căn bệnh để lúc nào cơ thể cũng luôn được duy trì trạng thái khỏe mạnh. Bởi lẽ đây chính là chìa khóa để giúp bạn có được một cuộc sống thoải mái, hạnh phúc.