Mỗi một cơ quan trong cơ thể sẽ nắm giữ những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Với đốt sống lưng cũng vậy, nó nắm giữ một vai trò quan trọng, liên kết với nhau rồi tạo nên cột sống thắt lưng. Vậy giải phẫu đốt sống lưng gồm những thành phần nào? Nắm giữ vai trò ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Đốt sống lưng là gì?
Xét trong giải phẫu con người thì đốt sống lưng sẽ bao gồm 05 đốt xếp chồng lên nhau, được kí hiệu từ L1 – L5. Bộ phần này sẽ nằm ở giữa xương chậu và xương sườn. Các đốt sẽ có kích thước tăng dần nếu xét đi xuống phần lưng dưới với mục đích để tạo thành các chuyển động vặn hay uốn cong tại cột sống.
Bên cạnh đó thì đốt sống lưng còn giúp bảo vệ cho phần tủy sống cũng như những cấu trúc xung quanh bằng việc bao bọc ở trong một ống sống. Các đốt có độ đàn hồi cực tốt để thực nghi với tải trọng và áp lực lớn. Nhưng đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương, sưng đau hay hình thành các nguy cơ về bệnh lý tiềm ẩn khác.
Giải phẫu cấu trúc của đốt sống lưng
Khác với đốt sống cổ thì đốt sống ở thắt lưng lại có cấu trúc hình thành gần tương tự như nhau. Cụ thể bao gồm:
Thân đốt sống
Thân đốt sống chính là một cấu trúc đóng vai trò chịu lực chính cho phần cột sống ở thắt lưng, chống lại được sự xô lệch, uốn cong, chứa nhiều hốc nhỏ để mạch máu dễ dàng đi qua. Chúng nằm phía trước, sở hữu một số đặc điểm bao gồm:
- Đốt L1, L2 có chiều cao phía sau lớn hơn phần chiều cao phía trước
- Đốt L3 cao cả phía trước hay phía sau đều cao bằng nhau
- Đốt L4, L5 có chiều cao phía sau nhỏ hơn phần chiều cao phía trước
Cuống nhỏ đốt sống
Cuống nhỏ đốt sống có cấu tạo bằng một đoạn tròn, ngắn dày để nối vòm đốt sống với thân đốt sống. Thêm vào đó cuống còn hỗ trợ cho kết nối giữa thân và vòm.
Vòm cột sống
Mặt sau các đốt sống sẽ chứa vòm bằng xương, có 1 lỗ hổng tại vị trí trung tâm. Cấu tạo của vòm đốt sống được tạo thành bởi:
- Lá đốt sống
- Gai đốt sống
- Mấu gai đốt sống
- Lỗ đốt sống
Chức năng của đốt sống lưng
Bản chất của đốt sống lưng có tính đàn hồi cao và khá cứng vì nó thực hiện rất nhiều chức năng và chịu khá nhiều áp lực của cơ thế. Trong đó nắm giữ một số chức năng chính quan trọng như sau:
- Tạo ổn định và hỗ trợ phần cơ thể bên trên: Đốt sống lưng chính là những đốt lớn nhất. Khi đó sẽ kết hợp cùng với dây chằng và cơ để chịu đựng, nâng đỡ toàn bộ trọng lượng phía trên của cơ thể, đó là cổ và đầu. Ngoài ra cột sống ở thắt lưng còn giúp chuyển tải các hoạt động tại phần bên trên xuống đến chân.
- Giúp hoạt động cơ thể được linh hoạt: Những đốt sống này sẽ đảm nhiệm chuyển động cho cơ thể bằng nhiều hướng linh hoạt, từ trước ra sau, từ trái qua phải hay những chuyển động xoắn. Nó thường diễn ra nhiều nhất ở 2 đốt cuối cùng.
- Bảo vệ chùm đuôi ngựa cùng tủy sống: Những đốt sống này sẽ bảo vệ phần tủy sống ở bên trong của ống tủy sống. Đồng thời tạo thêm không gian cho những dây thần kinh chùm đuôi ngựa đi từ tủy sống.
- Kiểm soát các hoạt động từ chân: Những dây thần kinh này sẽ được phân nhánh, bắt đầu từ tủy sống cho đến dây thần kinh đuôi ngựa để dễ dàng kiểm soát được cảm giác cùng chuyển động ở chân.
Các vấn đề liên quan đến đốt sống lưng
Vì đây là phần thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ các phía khác nhau nên cũng có bệnh lý hay những vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến chúng. Đó là một số vấn đề như:
Đốt sống lưng bị trượt
Đây chính là hiện tượng có 01 đốt sống không nằm tại vị trí ban đầu mà bị trượt ra phía trước, xảy ra phổ biến ở đốt L4 – L5 hay L5 – S1. Nguyên nhân do độ căng thẳng tại đây thường diễn ra lớn hơn so với các khu vực khác. Một số dấu hiệu cảnh báo đốt sống lưng của bạn đã bị trượt là:
- Đau ở thắt lưng với con đau rất sâu
- Con đau lan xuống mông, xuống mặt sau đùi
- Đau nhiều hơn mỗi khi bạn đi bộ, đứng hay thực hiện hoạt động gì liên quan đến cúi người ra sau
- Cảm giác bị tê mỏi, ngứa râm ra, đau lan cả xuống đầu gối và bàn chân
Cũng có các trường hợp đốt sống lưng bị trượt còn gây ra hiện tượng rễ thần kinh bị chèn ép làm cho dây thần kinh tọa đau, hình thành hội chứng chùm đuôi ngựa,..
Đốt sống lưng thoái hóa
Hiện tượng này rất phổ biến, nhất là những ai đang trong đội tuổi trung niên, từ 50 trở đi. Đốt sống lưng bị thoái hóa chính là do sụn bị hao mòn vì lực ma sát lớn. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau, viêm, di chuyển bị hạn chế. Đốt L4 và L4 chính là đoạn hay bị gặp nhất với một số dấu hiệu phổ biến như:
- Xuất hiện những cơn đau nhiều ở khu vực mông và thắt lưng
- Các cơn đau này sẽ chạy dọc chân, nhiều chưa có kinh nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ rất dễ nhầm lẫn với đau dây thần kinh tọa
- Nếu cơn đau ngày một nghiêm trọng hơn thì mặt ngoài đùi người bệnh còn dễ bị chứng nóng rát
Ống sống bị hẹp
Ống sống bị hẹp chính là hiện tượng có những ống sống hay lỗ không gian của đốt sống đã bị thu hẹp lại đáng kể so với ban đầu. Chúng có thể gây ra tình trạng bị kích thích hay bị chèn ép lên rễ dây thần kinh. Từ đó hình thành chứng bệnh đau dây thần kinh tọa. Với một số dấu hiệu để nhận biết như:
- Kích thích hoặc cảm thấy đau đớn tại những rễ thần kinh làm cho đau chân, thông thường nó hay đau bắt đầu từ lưng dưới, xuống đến mông rồi đến 1 chân nào đó.
- Tê ngứa râm ran lan từ lưng xuống mông và xuống chân
- Tủy sống bị chèn ép làm cho 1 hoặc cả 2 chân mỗi khi đứng im hay đi bộ trong thời gian lâu dài
- Gây ra hiện tượng thần kinh bị suy giảm chức năng, điển hình là bị tê yếu, mất cân bằng trong dáng đi ở cả 2 chân
Trên đây là một số thông tin về đốt sống lưng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất mà bạn đang muốn tìm kiếm. Xin chân thành cảm ơn!