Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có những chức năng vô cùng quan trọng và không thể thiếu, đối với đốt sống cổ cũng như vậy. Nó được hình thành từ các xương khác nhau, tính từ đỉnh vai đến đáy hộp sọ. Vậy đốt sống cổ thực hiện chức năng cụ thể nào? Có những căn bệnh gì liên quan đến đốt sống cổ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Đốt sống cổ là gì?
Cột sống ở cổ được cấu tạo bởi 07 đốt, ký hiệu lần lượt từ C1 – C7, nằm bên dưới phần đáy của hộp sọ. Những đốt trên cùng sẽ kết nối với hộp sọ còn phần đốt bên dưới sẽ kết nối cùng phần lưng trên của đoạn ngang vai. Nếu nhìn từ cạnh sang thì cột sống của cổ sẽ tạo ra đường cong nhẹ ra phía trước rồi ngược ra sau.
Ở mỗi cấp độ thì các đốt sống này có chức năng bảo vệ tủy sống, kết hợp cùng với cơ, dây chằng, khớp và gân để tăng sự linh hoạt và tăng cấu trúc cho cổ. Những đốt sống trên cùng thường nhỏ hơn, di động hơn là những đốt sống cổ phía dưới do chúng phải chịu tải trọng lớn từ đầu và cổ ở trên. Thêm vào đó thì cột sống cổ còn chứa khá nhiều mạch máu, các khớp, dây thần kinh quan trọng nên được coi như một vùng tương đối phức tạp trên cơ thể.
Giải phẫu đốt sống cổ
Trong tổng số 07 đốt sống cổ từ C1 đến C7 thì người ta chia thành làm 03 loại. Đó là đốt sống cổ (C1 và C2) đốt sống điển hình (C3 – C6) và đốt sống cổ đặc biệt (đốt C7). Cụ thể:
- Đốt sống cổ không điển hình: Là đốt C1 và C2 vì nó sở hữu những điểm rất riêng biệt so với các đốt còn lại. Giải phẫu đốt C1 có dạng hình tròn giống chiếc nhẫn, kết nối với xương chẩm trên để làm nền hộp sọ, hình thành lên khớp xương chẩn. Còn đốt C2 lại có phần bị nhô ra theo hướng lên trên tính từ thân và khớp đốt sống C1 ở bên trên.
- Đốt sống cổ điển hình: Là đốt C3 đến C6. Được xếp vào nhóm điển hình là do chúng có đặc điểm chung cơ bản với đa số các đốt sống, tính ở các đốt còn lại trong cột sống con người. Thân đốt sống có hình trụ, nằm ở vị trí phía trước để chịu hết trọng tải của đốt sống, giữa thân của 02 đốt có 01 đĩa đệm. Vòm đốt sống quấn quanh tủy theo hướng cột sống. Còn khớp cung nằm giữa lớp đệm và cuống mỗi bên, lót bằng sụn trơn giúp hạn chế sự ma sát.
- Đốt sống cổ đặc biệt: Được gọi là đặc biệt, có sự hình thành khá nổi bật trong tất cả các đốt sống. Đốt C7 sẽ là đáy đốt sống cổ, kết nối cùng đỉnh để tạo ra điểm nổi C7 – T1. Khi hình thành, mỏm gai đốt C7 sẽ nhô ra nhiều hơn những đốt khác. Thêm vào đó quá trình hình thành mỏm gai tại đây cũng làm cho chúng có sự khác biệt để thích nghi với đốt T1 ở dưới.
Chức năng của đốt sống cổ
Những đốt sống ở cổ sẽ xếp chồng vào nhau, tạo nên cột sống cổ vững chắc. Và không tự nhiên mà các nhà nghiên cứu khẳng định đốt sống cổ có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ cơ thể. Do chúng thực hiện một số vai trò quan trọng như:
- Hỗ trợ cho các chuyển động ở đầu: Những đốt sống ở cổ sẽ phải chịu sức tải nặng do phần đầu có khối lượng 3 – 5.9kg. Bên cạnh việc hỗ trợ cho đầu thì nó còn giúp cho phần cổ di chuyển được linh hoạt hơn.
- Bảo vệ phần tủy sống: Cấu tạo của tủy sống chính là bó các dây thần kinh được kéo dài bắt đầu từ não, đi đến các cột sống ở cổ rồi đến cột sống ngực và dừng lại ở cột sống phần thắt lưng. Trong các đốt sống sẽ có phần lỗ để cho tủy sống được đi qua, khi mà những lỗ này được kết hợp với nhau thì sẽ tạo nên ống sống để bảo vệ phần tủy sống được an toàn, tránh chấn thương.
- Giúp máu não được lưu thông tăng cường: Những lỗ nhỏ ở đốt sống ngoài chứa tủy sống đi qua thì còn có chức năng giúp động mạch truyền máu vào não. Nhưng những lỗ nhỏ sẽ chỉ có từ đốt C1 – C6 chứ không có tại đốt C7.
- Ngoài những chức năng chính ở trên thì các đốt sống cổ còn có chức năng tạo nên tính di động với các cử động phổ biến như ngửa cổ, gập cổ. uốn cổ hay xoay cổ.
Các vấn đề về đốt sống cổ thường gặp
Vì là một cấu trúc rất phức tạp nên việc xảy ra các vấn đề tại bất cứ vị trí nào trên đốt sống cổ cũng là điều hiển nhiên có thể xảy ra. Ví dụ như:
- Viêm xương khớp: Bệnh sẽ xảy ra khi phần sụn bảo vệ đốt sống đã bị vỡ. Nó là một quá trình bình thường có lão hóa. Ngoài ra việc béo phì, thừa cân hay chấn thương cũng có thể hình thành hiện tượng này. Với các dấu hiệu phổ biến là đau và cứng cổ tại điểm bị tổn thương, đôi khi các cơn đau còn lan sang sau đầu hoặc vai.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là hiện tượng nhân nhầy bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó, rồi chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống. Gây ra hiện tượng đau nhức, nóng hoặc bị giật từ đốt sống cổ xuống cánh tay, thậm chí là bị yếu và tê.
- Đốt cột sống bị hẹp: Hiện tượng hẹp chỉ xảy ra khi mà phần ống sống đã bị thu nhỏ lại, chèn ép vào tủy sống và làm cho cơ thể bị lão hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó còn phải kể đến trường hợp chấn thương, thoát vị ở cổ hay hoạt động không đúng tư thế,… cũng khiến cho các đốt sống thu hẹp lại.
- Ngoài ra còn có một số bệnh hay các vấn đề khác gây ra sự ảnh hưởng không tốt đến đốt cột sống như loãng xương, rối loạn tại cột sống cổ, viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ hóa, áp xe, ung thư tại đốt sống cổ,….
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về đốt sống cổ – một bộ phận quan trọng trong cơ thể mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, đúng với những gì mà bạn đang tìm kiếm. Để từ đó biết cách bảo vệ đốt sống cổ cũng như các bộ phận khác trên cơ thể được khỏe mạnh. Xin chân thành cảm ơn!