Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp được lựa chọn nhằm cải thiện các cơn đau, hạn chế tình trạng viêm, ngăn ngừa nguy cơ tàn phế. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý độc giả một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
Mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý xương khớp tự miễn mạn tính, với những tổn thương bắt đầu ở màng hoạt dịch của khớp. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó chủ yếu là độ tuổi trung niên, phụ nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới.
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp được áp dụng với mục tiêu giảm trừ các triệu chứng như đau đớn, sưng khớp, nóng đỏ, giải phóng chèn ép ở các dây thần kinh, giúp cho hoạt động của người bệnh dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mục tiêu lâu dài của điều trị viêm khớp dạng thấp là làm chậm hoặc chấm dứt tiến triển bệnh, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa tái phát.
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo:
Thuốc Tây chữa viêm khớp dạng thấp
Việc sử dụng thuốc Tây có thể giúp giảm các cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng vì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khó lường.
Một số loại thuốc Tây chữa viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc được sử dụng cho các trường hợp bệnh từ nhẹ đến trung bình với tác dụng chống viêm, giảm đau. NSAID phổ biến bao gồm ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp viêm khớp dạng thấp cần sử dụng thuốc NSAID kê đơn, chẳng hạn như Celecoxib.
Việc dùng NSAID kê đơn thường xuyên có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD)
Thuốc hoạt động theo cơ chế hạn chế hệ thống miễn dịch để làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp.
Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm: Methotrexate, Hydroxychloroquine, Leflunomide, Tofacitinib, Sulfasalazine. Các loại thuốc này được điều chế theo những dạng thức khá đa dạng như dạng viên, dạng tiêm. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.
Trong quá trình uống thuốc DMARD, người bệnh có thể gặp một số nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ khác. Một số nghiên cứu cũng cho thấy thuốc có tác động tới thai nhi. Bởi vậy, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ khi sử dụng, đặc biệt nếu có dự định mang thai.
Thuốc sinh học
Thuốc sinh học là những protein được biến đổi gen hoạt động nhằm ngăn chặn các bộ phận cụ thể của hệ thống miễn dịch phản ứng dẫn đến tình trạng viêm. Các loại thuốc này có thể làm dịu cơn đau nhanh chóng và hạn chế tình trạng sưng khớp.
Tuy nhiên, thuốc sinh học có thể dẫn đến một số bệnh lý nhiễm trùng, điển hình là bệnh lao. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một vài triệu chứng như đau ngực khó thở,…
Steroid
Trong trường hợp các loại thuốc trên không phát huy hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Steroid theo đường tiêm vào cơ thể nhằm ngăn chặn tình trạng cứng khớp, giảm đau. Trên thực tế, Steroid có thể gia tăng nguy cơ loãng xương, bởi vậy, người bệnh không nên sử dụng quá nhiều.
Liệu pháp kết hợp
Kết hợp nhiều liệu pháp cùng lúc cũng là giải pháp được các bác sĩ chỉ định trong việc đẩy lùi những triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Bạn cũng cần lưu ý tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Các bài thuốc dân gian
Ngoài thuốc Tây, các phương pháp từ dân gian cũng được ưu tiên lựa chọn bởi sự an toàn và lành tính. Đối với các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới đạt được hiệu quả điều trị.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp sau đây:
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá lốt
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, phơi khô
- Bảo quản lá lốt trong bình thủy tinh sạch
- Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy 1 vài lá thêm nước sôi vào hãm như trà
- Uống nước lá lốt khi còn ấm, kiên trì áp dụng trong khoảng 15 ngày
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá ngải cứu
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá ngải cứu
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu
- Cho lá ngải cứu vào nồi đun cùng 500ml nước trong 20 phút rồi tắt bếp
- Lọc lấy nước, bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày
Vật lý trị liệu
Ngoài các loại thuốc nêu trên, phương pháp vật lý trị liệu cũng được áp dụng trong quá trình chữa viêm khớp dạng thấp. Dưới lực tác động vừa đủ, các chức năng khớp sẽ được khôi phục, tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm đau hiệu quả.
Để đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn và thực hiện bởi các bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp các biện pháp trên không giúp cải thiện các dấu hiệu đặc trưng của viêm khớp dạng thấp. Phẫu thuật tốn khá nhiều chi phí và có thể để lại biến chứng, do đó người bệnh cần suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách điều trị khác như: Châm cứu, chườm nhiệt,… Bên cạnh đó, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi cũng là điều cần thiết trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp.
Khi nào cần thay đổi phương pháp điều trị
Trong một số trường hợp dưới đây người bệnh cần thay đổi phương pháp điều trị:
- Sưng khớp
- Cứng khớp kéo dài vào buổi sáng
- Kháng thể CCP rất cao
- Yếu tố dạng thấp rất cao
- Xuất hiện các nốt thấp khớp (hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp)
- CPR cao
- Có dấu hiệu bất thường trên phim X – quang
Trên đây là các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả, hy vọng bạn có thể tìm được giải pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.