Đau mu bàn chân ngày càng phổ biến ở mọi lựa tuổi với triệu chứng bệnh lý vô cùng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về đau mu bàn chân và các thông tin liên quan trong quá trình điều trị bệnh, hãy cùng chúng tôi khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Đau mu bàn chân là gì?
Đau mu bàn chân là tình trạng đau nhức tại các khu vực bàn chân, nhất là tại phần mu bàn chân với những cơn đau âm ỉ, dai dẳng và kéo dài trong suốt một thời gian dài. Bệnh lý tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong quá trình di chuyển và vận động.
Đau mu bàn chân có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính với các triệu chứng bệnh lý rất riêng biệt, các bạn cần chú ý theo dõi để kịp thời phòng ngừa và chẩn đoán được bệnh tình.
Nguyên nhân gây đau mu bàn chân
Nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân thường khá đa dạng, có thể xuất phát từ chính cơ địa của người bệnh như các bệnh lý nền, sức đề kháng yếu,… hoặc do các tác nhân đến từ bên ngoài như chấn thương, điều kiện thời tiết,.. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra đau mu bàn chân, hãy cùng điểm qua một số ý chính như sau:
- Tuổi tác: Tuổi tác là nguyên nhân của rất nhiều triệu chứng bệnh lý phức tạp, đi kèm theo đó là các tình trạng thoái hóa, nhất là tại các khớp xương. Ở người già, phần gang bàn chân sẽ trở nên phẳng, khiến mu bàn chân bị lõm xuống và chèn ép lên hệ thống các tuyến dây thần kinh và cơ. Điều này sẽ gây nên các cơn đau nhức, khiến việc di chuyển trở nên kém linh hoạt, mất ổn định.
- Chấn thương bên ngoài: Chấn thương được đánh giá là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau mu bàn chân. Đi kèm cùng tình trạng đau nhức, phần mu bàn chân sẽ xuất hiện thêm tình trạng sưng đỏ, bầm đỏ, thậm chí là các vết máu tụ khó tan. Những chấn thương có thể xảy ra khi người bệnh vận động mạnh, cường độ tập luyện không ổn định, bị va đập, ngã,…
- Tăng cân: Khi cân nặng bị tăng đột ngột sẽ khiến hệ thống xương khớp chịu nhiều áp lực, nhất là phần mu bàn chân khi phải chịu đựng cả trọng lượng của cơ thể. Các dấu hiệu nhận biết của việc mu bàn chân bị ảnh hưởng là đau nhức, sưng tấy, phù nề,… khi các tuyến dây thân bị tổn thương.
- Bệnh lý nền: Ở một số người bệnh mắc các bệnh lý liên quan về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh cột sống,… sẽ xuất hiện các triệu chứng đau nhức mu bàn chân. Tùy theo tình trạng của bệnh mà các cơn đau sẽ có những mức độ khác nhau.
Đau mu bàn chân là triệu chứng của bệnh gì?
Đau mu bàn chân có thể chỉ đơn thuần là phản ứng của cơ thể trước các tác động từ yếu tố bên ngoài bởi các chấn thương hoặc điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan vì rất có thể đây sẽ là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh phức tạp liên quan đến xương khớp.
Đau mu bàn chân là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý sau:
- Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, gây nên tình trạng rối loạn, viêm nhiễm các khớp xương và khớp. Viêm khớp dạng thấp gây nên tình trạng đau mu bàn chân, cứng khớp, đỏ khớp, sưng tấy, hạn chế việc di chuyển của cơ thể,..
- Gout: Trong rất nhiều trường hợp, đau mu bàn chân là biểu hiện trực tiếp của bệnh gout – đây là triệu chứng bệnh lý khi nồng độ axit uric trong máu quá cao gây nên tích tụ các tinh thể ở khớp. Triệu chứng sưng tấy và đau nhói diễn ra ở vùng mu bàn chân, bàn tay, các khớp,…
- Các bệnh về mạch máu: Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu cơ bản để nhận biết các bệnh về máu như hội chứng co mạch máu, u cuộn mạch, viêm tắc động mạch,… thường là đau nhức ở vùng mu bàn chân, khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Các bệnh về dây thần kinh: Theo thống kê, các bệnh về dây thần kinh như viêm thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa, chèn ép dây thần kinh,.. thường gây đau nhức ở phần mu bàn chân với các cơn đau lan rộng đến các đầu ngón chân. Biến chứng của tình trạng bệnh này là teo cơ, bại liệt,..
- Các bệnh về dây chằng và các tuyến cơ sinh học: Khi dây chằng hay các tuyến cơ sinh học bị ảnh hưởng như đứt dây chằng, bong dây chằng, giãn dây chằng,… sẽ gây nên tình trạng đau nhức. Vậy nên nếu bạn bị đau nhức ở mu bàn chân thì rất có thể dây chằng hoặc các tuyến cơ ở đây đang bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, đau mu bàn chân còn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý về xương khớp khác như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, hoại tử chỏm xương bàn chân, u thần kinh ngón chân hoặc tình trạng gãy, nứt xương bàn chân,…
Điều trị đau mu bàn chân
Để điều trị đau mu bàn chân được triệt để, các bạn ngay sau khi phát hiện các triệu chứng cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời. Ở một số trường hợp bệnh nặng có liên quan đến các bệnh lý phức tạp, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, kê thuốc và kết hợp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật can thiệp.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tiến hành các biện pháp giảm đau tại nhà bằng cách xoa bóp bằng dầu nóng, chườm lạnh, dùng nhiệt nóng để chườm lên khu vực bị đau. Đồng thời người bệnh cũng cần nghỉ ngơi điều độ, hạn chế di chuyển hoặc vận động mạnh.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có cho mình thêm thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong điều trị bệnh lý đau mu bàn chân. Xin hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết có trong chuyên mục sức khỏe.