Triệu chứng đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng đột nhiên xuất hiện khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng và hoang mang. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã nhiễm bệnh phụ khoa hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng cần phải làm gì? Và nó xuất phát từ những nguyên nhân nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc trên.
Đau lưng ra huyết nâu kèm chướng bụng do sinh lý
Theo lời các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng kèm đau bụng. Bệnh nhân hoàn toàn có thể tự nhận định được bản thân đang gặp vấn đề gì nhờ vào thời điểm, biểu hiện, cường độ đau.
Ví dụ như, trước khi đến kỳ kinh nguyệt vài ngày, nhiều phụ nữ thường bị ra một ít huyết nâu kèm theo đau lưng và đau bụng có hoặc có thể bị chướng, đầy bụng,… Đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ, không phải là bệnh gì đáng lo ngại.
Nhiều trường hợp chỉ bị đau 1- 2 ngày khi đến tháng nhưng có người lại bị đau trong suốt kỳ kinh. Theo bác sĩ, hiện tượng đau bụng và đau lưng trong thời kỳ kinh nguyệt là do sự mất cân bằng hormone, di truyền,…
Tuy nhiên, phụ nữ nên lưu ý trường hợp đau lưng đau bụng kèm một chút máu hồng nhạt, đấy là dấu hiệu sắp có thai. Để chắc chắn chị em nên dùng que thử thai hoặc có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu khác như chậm kinh nguyệt, âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, mệt mỏi chán ăn, buồn nôn, khó chịu với mùi thức ăn, ngực căng nhức,…
Chị em phụ nữ nên theo dõi cẩn thận, nếu đau lưng đau bụng kèm ra huyết nâu không phải dấu hiệu báo ngày “đèn đỏ” và cũng không phải là dấu hiệu có thai thì chứng tỏ bạn đang gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng do bệnh lý
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng có thể là do những bệnh lý sau:
Nhóm bệnh vùng kín
- Viêm âm đạo: Là một bệnh phụ khoa rất phổ biến. Một số biểu hiện viêm nhiễm thường là: khí hư ra bất thường, bụng và lưng đau âm ỉ,… Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, viêm nhiễm sẽ lây lan các bộ phận khác như: buồng trứng, tử cung,…
- Viêm cổ tử cung: Dấu hiệu bị viêm cổ tử cung là khi chị em phụ nữ phát hiện bị đau lưng và bụng âm ỉ kèm ra huyết nâu hoặc vàng hoặc xanh, âm đạo tiết dịch nhiều hơn,…
- Mang thai ngoài tử cung: Đây là hiện tượng mang thai nhưng bào thai lại không làm tổ trong tử cung, mà ở ngoài như buồng trứng, ống dẫn trứng,… Dấu hiệu mang thai ngoài tử cũng giống như mang thai bình thường nhưng lại nguy hiểm hơn nhiều, nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
- U nang buồng trứng: Triệu chứng của bệnh là bụng đau âm ỉ và cảm thấy đau nhức lưng lan tận xuống đùi. U nang mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng như ung thư, nhưng nó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ nếu không được điều trị sớm.
- Viêm vùng chậu: Thường xảy ra đối với những phụ nữ đặt vòng tránh thai bị nhiễm trùng. Biểu hiện của bệnh này là: đau ở lưng, hai bên hông và mông, khớp háng và kèm theo dịch âm đạo ra bất thường.
Nhóm bệnh xương khớp
Tình trạng đau lưng và đau bụng có thể phản ánh những bệnh lý về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng,…. Các cơn đau thường sẽ xuất hiện đầu tiên ở vị trí thoái hóa và sau đó sẽ lan sang các vị trí khác. Nếu không phát hiện và được chữa trị kịp thời, có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh, thậm chí trở thành “người thực vật” suốt đời.
Nhóm bệnh thận
Người mắc các bệnh lý liên quan đến thận như: sỏi thận, viêm hoặc suy thận,… thường sẽ có biểu hiện như: nước tiểu có màu đỏ hoặc màu hồng nhạt, đái rát, có mủ; đau bụng dọc niệu quản, đau bụng xuyên sang lưng kèm cảm giác buồn nôn, đau lưng,…
Các cách cải thiện tình trạng đau bụng ra huyết nâu kèm đau bụng ra huyết nâu
Trong quá trình phân tích trên, có thể thấy biểu hiện đau lưng và đau bụng kèm ra huyết nâu có nhiều nguyên nhân. Sau khi xác định rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng đấy thì mới giải đáp được câu hỏi đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng cần phải làm gì?
Nếu là dấu hiệu của kinh nguyệt: Đấy không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và cải thiện những cơn đau, chị em phụ nữ nên áp dụng các cách sau:
– Không nên ăn quá nhiều muối và đường trong những ngày đèn đỏ.
– Không nên dùng chất kích thích, có ga có cồn như: bia, rượu,…
– Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, ăn nhiều thực phẩm có sắt, canxi, magie và các loại vitamin nhóm B.
– Để giảm cơn đau, có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng. Nếu đau quá, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị sớm.
Đau lưng đau bụng không phải là dấu hiệu ngày “đèn đỏ” cũng không phải mang thai: Trong trường hợp này, chị em phụ nữ cần phải theo dõi chính xác những biểu hiện ở vùng kín. Nếu có những triệu chứng bất thường như: ngứa rát âm đạo, khí hư có mùi,… thì phải đi khám phụ khoa ngay.
Đau lưng và đau bụng đơn thuần nhưng kéo dài: Các cơn đau thường tăng dần vào ban đêm hoặc vận động sai cách làm ảnh hưởng đến xương khớp. Vì vậy người bệnh cần phải thay đổi tư thế làm việc, thói quen nằm ngồi, không nên mang vác vật nặng,… Để hạn chế những cơn đau có thể thực hiện xoa bóp hoặc có thể chườm ấm, chườm lạnh vào vùng đau nhức. Nếu trong 1 tuần mà cơn đau không hề thuyên giảm, cần phải đi khám bác sĩ xương khớp để chữa trị kịp thời.
Đau lưng đau bụng kèm theo những biểu hiện bất thường khác: Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường ở nước tiểu, thì có khả năng cao đã mắc các bệnh lý liên quan đến thận. Bệnh nhân không nên chậm trễ, hãy đi khám sớm nhất có thể.
Nói chung, đau lưng ra huyết nâu kèm đau bụng không hẳn là tình trạng nguy hiểm, nhưng nếu không theo dõi cẩn thận và phát hiện ra sớm sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc có thể đang mắc những căn bệnh mà bản thân không ngờ tới.