Đau lưng dưới không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu cụ thể về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Đau lưng dưới là bệnh gì?
Đóng vai trò nâng đỡ phần trên của cơ thể, lưng dưới giúp con người vận động được linh hoạt hơn. Khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các cơn đau ngang lưng hoặc lan xuống cả vùng mông và chân sẽ được chẩn đoán là đau lưng dưới.
Đau lưng dưới có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và bất kỳ độ tuổi nào. Biểu hiện rõ ràng của hội chứng là các cơn đau nhức đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài. Các cơn đau hành hạ khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng, gián đoạn công việc. Thậm chí, bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu để bệnh kéo dài.
Dựa trên thời gian đau, đau lưng dưới được chia ra làm các cấp độ như sau:
- Đau lưng dưới cấp tính: Các triệu chứng đau cả âm ỉ và đột ngột diễn ra trong thời gian dưới 6 tuần
- Đau lưng dưới nửa mãn tính: Người bệnh cảm thấy đau đớn vùng lưng dưới và các khu vực xung quanh từ 6 đến 12 tuần
- Đau lưng dưới mạn tính: Các cơn đau kéo dài từ 12 tuần trở lên
Ngoài cách phân loại như trên, đau lưng dưới sẽ được phân loại theo mức đau cơ học, phi cơ học và đau do bệnh lý. Việc xác định như vậy để tìm ra nguyên nhân sâu xa từ bên trong từ đó đẩy lùi bệnh hiệu quả.
Trên thực tế, các triệu chứng của đau lưng dưới sẽ được cải thiện trong thời gian khoảng vài tuần kể từ thời điểm phát bệnh. Sau khoảng 6 tuần, có tới 90% sẽ đẩy lùi được hoàn toàn các triệu chứng đau lưng dưới.
Nếu điều trị sớm thì các cơn đau lưng dưới sẽ được đẩy lùi nhanh và hiệu quả tốt hơn. Đau lưng dưới thường hay xảy ra ở khu vực các đốt sống từ L2 đến S1 và xung quanh vùng lưng dưới. Các cơn đau này thường bị người bệnh chủ quan, tuy nhiên đây lại là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh lý nguy hiểm. Một số loại bệnh có biểu hiện là đau vùng lưng dưới gồm:
- Thoát vị cột sống lưng: Khi phần nhân nhầy thoát khỏi bao xơ thì chúng sẽ có những tác động đáng kể lên các rễ thần kinh từ đó gây ra đau đớn. Các cơn đau lan dần xuống khu vực lưng dưới, phần mông và xuống đùi. Theo dây thần kinh tọa, các cơn đau này thậm chí có thể lan xuống phần chân. Không chỉ đau, người bệnh còn cảm giác tê bì, co cứng ở phần lưng dưới, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng thức dậy.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đau lưng dưới cũng là biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuổi càng cao thì tỷ lệ người bệnh mắc bệnh lý này càng lớn do sụn khớp bị thoái hóa đi rất nhiều. Các đốt xương bị bào mòn, cọ sát với dây thần kinh sẽ gây nên các cơn đau âm ỉ từ lưng lan đến mông. Tình trạng đau đớn này thường xảy ra nặng hơn vào ban đêm khi người bệnh ngủ.
- Gai cột sống thắt lưng: Gai cột sống thắt lưng thường hình thành do việc chữa trị không dứt điểm các tổn thương xương khớp vùng này từ trước đó. Gai xương phát triển và dài ra cọ xát trực tiếp với cột sống và dây thần kinh. Đây chính là nguyên nhân gây ra đau đớn ở người bệnh. Một trong những vị trí rõ ràng nhất của cơn đau này là đau nhức ở phần lưng dưới. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể đau nhức ở giữa, bên trái hoặc bên phải.
- Đau ruột thừa: Người mắc bệnh đau ruột thừa cũng thường xuất hiện những cơn đau ở vùng lưng dưới kèm đau bụng diễn ra âm ỉ. Các cơn đau có thể lan sang vùng lân cận 2 bên lưng với các biểu hiện khác như tiểu nhiều về đêm, tiểu buốt, tiểu rắt,…
- Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ với các bệnh phổ biến là viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo. Hiện tượng đau lưng dưới là một triệu chứng của các căn bệnh phụ khoa này. Vì vậy, ngay khi người bệnh cảm thấy vùng âm đạo đau nhức hoặc kinh nguyệt thất thường, có hiện tượng chảy máu ở âm đạo thì nên đi khám ngay để có các biện pháp can thiệp và khám chữa bệnh kịp thời.
Như đã nói, đau lưng dưới sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng những hệ quả mà nó gây ra khiến người bệnh không thể thờ ơ. Với các triệu chứng của bệnh thoát vị, thoái hóa, trong trường hợp nhẹ người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến đi lại, nếu nặng có thể bị bại liệt.
Trong trường hợp các bệnh lý phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm người bệnh rất có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, khám chữa từ sớm giúp người bệnh đẩy lùi được các loại bệnh lý này.
Cách điều trị đau lưng dưới hiệu quả nhất
Với sự phát triển của Y học, rất nhiều phương pháp điều trị đau lưng dưới được ra đời. Để điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất người bệnh trước tiên cần tìm ra nguyên nhân gây ra đau lưng dưới từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trong 72h giờ đầu xuất hiện các cơn đau lưng dưới người bệnh có thể điều trị tại nhà để giảm nhẹ các cơn đau. Một số biện pháp mà người bệnh có thể áp dụng ngay là thực hiện chườm đá ở vùng lưng, sử dụng thuốc Tây giảm đau, thay đổi tư thế vận động cụ thể như sau:
Chườm đá
Dưới tác động của nhiệt lạnh, các cơn đau nhức sẽ được cải thiện tức thì. Việc thực hiện phương pháp điều trị này cũng không gây ra những tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh vì vậy đây là phương pháp điều trị an toàn và cho hiệu quả giảm đau tốt.
Tuy nhiên, phương pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể đẩy lùi dứt điểm triệu chứng nên bệnh nhân cần tìm hiểu các phương pháp hiệu quả hơn. Để thực hiện, người bệnh chỉ cần lấy đá lạnh cho vào tấm khăn mỏng và chườm trực tiếp lên vị trí đau. Lưu ý thời gian để không gây ra bỏng lạnh.
Uống thuốc giảm đau thông thường
Ngoài chườm đá, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây giảm đau để cải thiện tình trạng đau lưng dưới. Những loại thuốc giảm đau thường được sử dụng trong nhóm này bao gồm Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen… Các loại thuốc này sau khi đi vào cơ thể sẽ có công dụng giảm đau tức thì, nhanh chóng.
Thay đổi tư thế nằm
Trong một số trường hợp cơ lưng đau nhức, khó chịu, người bệnh có thể cải thiện bằng cách thay đổi tư thế nằm. Thay vì nằm ngửa, người bệnh có thể nằm nghiêng, kê chân, gối lên khu vực đùi dưới để giảm tác động liên quan đến vùng lưng dưới. Trong giai đoạn đau nhức này, người bệnh nên thực hiện massage thường xuyên để không làm cơ cứng khu vực bị đau nhức.
Thực hiện các biện pháp điều trị y tế
Ngoài các biện pháp điều trị tại nhà kể trên, người bệnh có thể lựa chọn các biện pháp điều trị y tế:
Sử dụng các loại thuốc giảm đau kê đơn
Các loại thuốc giảm đau người bệnh sử dụng sẽ cần phải kê đơn và có sự can thiệp chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thuốc chống viêm, giảm đau được sử dụng trong trường hợp này là thuốc không chứa Steroid và Corticoid, thuốc giãn cơ hoặc sử dụng Codein… Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp nhất.
Các loại thuốc giảm đau kê đơn kể trên dù ít hay nhiều điều có những tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người bệnh khi sử dụng trong một thời gian dài hoặc sử dụng với liều lượng quá cao hay người ta còn gọi là tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau. Dạ dày là cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp nhất. Bởi vậy, bác sĩ thường kê thêm các loại thuốc bảo vệ dạ dày trong trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm kể trên.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ sau trong quá trình sử dụng thuốc:
- Chóng mặt, nhức đầu, nóng trong gây mẩn ngứa
- Ảnh hưởng đến sự hoạt động của thận, tim. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm gây nên suy thận, suy tim,…
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Thực hiện vật lý trị liệu
Ngoài uống thuốc, người bệnh có thể phải sử dụng các phương pháp là vật lý trị liệu. Phương pháp này có tác dụng giảm đau tương đối hiệu quả mà ít gây ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý lựa chọn các cơ sở vật lý trị liệu uy tín để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ở phương pháp này, bệnh nhân sẽ được người có chuyên môn tác động vào các huyệt vị thông qua tác động lực cổ tay và tay. Dưới tác động này, các cơn đau nhức sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Châm cứu chữa đau lưng dưới
Châm cứu chữa đau lưng dưới là phương pháp quá quen thuộc với người bệnh. Không quá khác vật lý trị liệu, người bệnh cũng được tác động thông qua huyệt vị trên cả thể bằng kim châm kích cỡ khác nhau, từ đó đả thông tắc nghẽn, giải tỏa chèn ép vùng lưng dưới đang bị tổn thương đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Việc điều trị bằng phương pháp châm cứu người bệnh cũng đặc biệt lưu ý khi lựa chọn cơ sở và phương pháp châm cứu. Việc lựa chọn các cơ sở châm cứu không đảm bảo về vệ sinh có thể gây ra nhiễm trùng kim và lây lan một số căn bệnh truyền nhiễm từ người bệnh này sang người bệnh khác.
Phẫu thuật
Trong các trường hợp bệnh đã quá nặng, sử dụng các phương pháp kể trên không đạt hiệu quả hoặc các triệu chứng trở nặng ảnh hưởng đến vận động thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Thông thường, việc điều trị này bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ đi một phần xương tạo thành một đốt sống, từ đó giảm thiểu áp lực lên vùng lưng dưới đang bị tổn thương nghiêm trọng. Ở đây, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện loại bỏ Lamina – một phần của xương tạo nên đốt sống trong cột sống.
Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn là IDET (IntraDiscal Electrothermal Therapy) hay còn gọi là phương pháp tạo hình nhân nhầy bằng phương pháp nhiệt điện nội đĩa. Thường trong trường hợp đau lưng dưới do bệnh lý liên quan đến thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ được chỉ định phương pháp điều trị này. Việc thực hiện phẫu thuật IDET giúp người bệnh thoát vị không phải thực hiện các loại phẫu thuật để giải ép lấy thoát vị hoặc thay đĩa đệm cột sống.
Lưu ý trong quá trình điều trị đau lưng dưới
Dù lựa chọn phương pháp thực hiện nào, để đảm bảo an toàn và hiệu quả người bệnh cần có sự tham vấn của bác sĩ và người có chuyên môn trước khi sử dụng. Đặc biệt là với các phương pháp gây ra tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
- Người bệnh cần tránh xa các loại thực phẩm, đồ uống gây hại cho sức khỏe và làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn bao gồm đồ uống có cồn (bia, rượu,…), caffeine (cà phê), cocain (thuốc lá),…
- Tăng cường bổ sung các chất thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tình trạng đau nhức được cải thiện nhanh chóng. Một số thực phẩm cần bổ sung là thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ,…
- Kiểm soát cân nặng để không tạo ra áp lực nâng đỡ lên vùng lưng dưới. Tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Việc hạn chế vận động mạnh là cần thiết nhưng người bệnh không nên nằm quá nhiều. Thay vào đó, bệnh nhân cần thực hiện vận động đi lại nhẹ nhàng để máu huyết được tuần hoàn. Các bài tập cần có sự cân nhắc kỹ càng. Trong trường hợp cho phép có thể xin lời khuyên từ bác sĩ điều trị về vấn đề này.
- Việc kết hợp các phương pháp điều trị cùng một lúc nhất định phải có hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp tương tác thuốc, tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra trên cơ thể người bệnh
Trên đây là thông tin tổng hợp về bệnh lý đau lưng dưới. Hy vọng qua bài viết, người bệnh đã có những cái nhìn toàn diện hay về loại bệnh lý này từ đó đẩy lùi bệnh nhanh chóng hiệu quả. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!