Đau lưng cấp là bệnh lý thường xảy ra phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh gây nên các cơn đau âm ỉ, dữ dội ở vùng thắt lưng và gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những đặc điểm của căn bệnh thông qua bài viết dưới đây.
Đau lưng cấp là gì?
Đau lưng cấp là những cơn đau thường xuất hiện ở vùng dưới mạn sườn lan xuống dưới phần mông và dữ dội nhất là ở ngang thắt lưng. Trong nhiều trường hợp, các cơn đau có thể lan xuống cả hai chân.
Các cơn đau lưng cấp tính thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tuần. Nhưng cũng có khi chỉ kéo dài trong vài ngày, trầm trọng hơn là kéo dài đến vài tháng.
Đa số mọi người đều có thể bị đau lưng cấp tính. Các cơn đau lưng cấp thường tự khỏi hoặc các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần theo thời gian. Ngay cả không cần nhờ đến sự can thiệp của y tế, bệnh cũng tự khỏi được.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng cấp:
- Do các bệnh lý gây ra như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, do các khối u hoặc nhiễm trùng.
- Sự thay đổi thời tiết khiến cho các mạch máu và dây thần kinh chịu sự kích ứng một các đột ngột. Từ đó gây nên các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng.
- Do làm các công việc nặng nhọc, gây áp lực lên vùng cột sống và thắt lưng.
- Do ảnh hưởng bởi các chấn thương sau tai nạn lao động hoặc tai nạn nghề nghiệp.
- Tư thế học tập, làm việc không đúng hoặc đứng ngồi quá lâu trong nhiều giờ. Đối tượng thường gặp nhất chính là nhân viên văn phòng.
- Do tư thế thay đổi một cách đột ngột và bất ngờ khiến cho vùng đĩa đệm và cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
- Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến cho hệ thống xương khớp trở nên yếu dần. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức vùng lưng.
- Những nguyên nhân khác: Đi giày cao gót, lười vận động…
Bệnh đau lưng cấp có nguy hiểm không?
Khác với các bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, bệnh đau lưng cấp không gây nguy hiểm quá lớn đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm cột sống, viêm cơ, viêm khớp… Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động hàng ngày cũng như khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng..
Với những người mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, uể oải. Kèm theo đó là tình trạng chán ăn, ăn không ngon, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy thiếu năng lượng.
Cách điều trị đau lưng cấp
Đau lưng cấp có thể được chữa khỏi nếu như người bệnh biết cách chọn lựa cho mình những phương pháp điều trị hợp lý. Sau đây là một số cách chữa đau lưng cấp mà bạn có thể áp dụng:
Chữa đau lưng cấp bằng y học hiện đại
Sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị đau lưng cấp là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Ưu điểm nổi bật của các loại thuốc Tây là đem đến tác dụng giảm đau nhanh chóng và tức thời. Không chỉ vậy, thuốc Tây còn cung cấp một lượng lớn khoáng chất cho hệ xương khớp, nhờ đó mà các khớp xương trở nên khỏe mạnh và vận động linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân khi dùng thuốc Tây cần tuân theo chỉ định của các bác sĩ. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc bởi sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Một số loại thuốc hay dùng để điều trị đau lưng cấp có thể kể đến như:
- Thuốc làm giảm đau: Điển hình như Paracetamol, Morphin, Efferalgan…
- Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid: Piroxicam, Meloxicam, Diclophenac…
- Thuốc có tác dụng làm giãn cơ: Mydocalm, Myonal…
Chữa đau lưng cấp bằng Y học cổ truyền
Chữa đau lưng cấp bằng Y học cổ truyền tức là sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh lý. Cách chữa này thường đem đến sự an toàn, lành tính và không gây phụ thuộc vào thuốc. Để chữa đau lưng cấp, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm Độc hoạt, Khương hoạt, Cảo bản, Mạn kinh tử, Quế chi, Xuyên khung, Cam thảo mỗi loại 10gr, Đại táo, Ma hoàng mỗi loại 15gr.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu trên phơi khô và sao vàng hết lên.
- Sau đó, bạn cho hỗn hợp trên bỏ vào ấm rồi sắc nước để uống hàng ngày. Mỗi ngày bạn nên uống một lần. Để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm 2 đến 3 lát gừng nhỏ đã được giã nhuyễn vào trong nước.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: Khương truật, Hoàng bá mỗi loại 40gr.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho cả hai dược liệu trên đem đi tán thành bột mịn sau đó cho vào cốc rồi cho thêm nước cốt gừng vào.
- Hòa tan hỗn hợp và sử dụng. Mỗi ngày bạn nên uống 3 lần. Khi uống, bạn cho thêm một chút nước để tạo thành 15gr hỗn hợp.
Bài thuốc 3:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm Nhũ hương, Đào nhân, Huyền hồ mỗi loại 10gr. Ngưu tất, Đương quy mỗi loại 12gr và 8gr Nhục quế.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu đã được chuẩn bị hòa lẫn với nhau và bỏ vào ấm để sắc nước uống.
- Dùng nước đã sắc được sử dụng 1 thang/ngày. Duy trì sử dụng thường xuyên và đều đặn, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh lý được cải thiện đáng kể.
Bài thuốc 4:
Chuẩn bị nguyên liệu gồm Kỷ tử, Thù du, Nhân sâm mỗi loại 8gr, Đỗ trọng 12gr, Cam thảo 4gr, Nhục quế 4gr, Hoài sơn 16gr, Thục địa 32gr, Phụ tử chế 2gr.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho tất cả các nguyên liệu trên đem đi sao khô lên.
- Sau khi hỗn hợp đã được sao khô, bạn đem tán thành bột mịn. Riêng thục địa thì đem chưng lên tạo thành cao.
- Cho mật vào hỗn hợp vừa được tán mịn rồi vo thành từng viên.
- Mỗi ngày sử dụng hỗn hợp 3 lần. Thời gian để uống là vào buổi sáng, trưa và tối.
Đau lưng cấp là một bệnh lý tuy không gây nên quá nhiều nguy hiểm cho cơ thể nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy có ý thức phòng bệnh và chữa bệnh một cách kịp thời để bệnh không tiến triển nặng hơn.