Cổ chân là một trong những bộ phận quan trọng, chịu trách nhiệm chính trong nâng đỡ phần trọng lượng của cả cơ thể. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và một số bệnh có thể gặp ở cổ chân, còn chần chừ gì mà không khám phá bài viết ngay sau đây để hiểu rõ.
Cổ chân là gì
Cổ chân được biết đến là điểm giao nhau của xương mắc dài khu vực xương ống chân và xương chày, kết nối với xương móng của bàn chân. Đi cùng với đó là hệ thống dây chằng, cơ để tạo nên tính linh hoạt, giúp bàn chân có thể chuyển động một cách linh hoạt và thuận tiện.
Theo các nghiên cứu y khoa, cổ chân sẽ bao gồm xương ống chân, xương chày, xương mác và xương bàn chân, ngoài ra phần xương lồi ra ở cổ chân được gọi là mắt cá nhân. Các đầu xương được bao bọc bởi các lớp sụn khớp và các tế bào hoạt dịch, giúp bôi trơn và tạo nên sự ổn định, linh hoạt cho quá trình chuyển động.
Bên cạnh các phần xương, cổ chân còn được liên kết bằng các loại cơ như cơ xương mác, cơ bắp chân, cơ chày trước, cơ chày sau, cơ cổ chân và các loại dây chằng như dây chằng delta, dây chằng chéo, dây chằng sợi sau, dây chằng ngoài cổ chân. Hệ thống dây chằng này sẽ bao quanh bên ngoài của cổ chân, giúp kết nối các khớp xương. Tuy nhiên, các dây chằng này thường rất dễ bị tổn thương trong quá trình di chuyển và vận động do có tính lưu mạch thấp, cần nhiều thời gian phục hồi so với những phần mô mềm.
Cổ chân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm nên chuyển động của cơ thể, có thể kể đến một số chức năng chính như sau:
- Hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể
- Tạo nên khả năng cân bằng, giúp vận động và di chuyển trở nên dễ dàng hơn
- Truyền lực từ mặt đất đến gang bàn chân
- Hấp thụ lực sốc, tạo nên sự linh hoạt trong quá trình chuyển động
Những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cổ chân
Với vai trò quan trọng của mình trong cơ thể, cổ chân thường rất dễ bị tác động, gây nên nhiều triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng điểm qua một số vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp đến cổ chân:
- Bong gân: Bong gân là vấn đề rất dễ gặp tại khu vực cổ chân, xảy ra khi dây chằng bị rách hoặc căng, khiến mắt cá chân bị lệch khỏi vị trí bình thường.
- Gãy xương cổ chân: Khi cổ chân phải chịu một lực tác động lớn sẽ gây ra tình trạng gãy xương cổ chân, gây nên các cơn đau nhức dữ dội.
- Viêm gân: Khi cơ gân bị kích thích và tổn thương sẽ dẫn đến việc bị viêm nhiễm, thậm chí là rách bởi các tế bị bị viêm nhiễm trong thời gian dài. Nếu không kịp thời điều trị sẽ rất khó phục hồi, thậm chí là phải thực hiện các biện pháp can thiệp sâu như phẫu thuật.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là các chất dịch nhầy tại các khu vực khớp xương, có tác dụng làm đệm cho xương khi di chuyển để hạn chế tối đa các tổn thương. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi các túi bao hoạt dịch bị tổn thương, kích ứng,..
- Thoái hóa khớp ở cổ chân: Nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên có thể là do thoái hóa, lão hóa hoặc người bệnh gặp phải các chấn thương. Thoái hóa khớp ở cổ chân sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt hàng ngày.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào các khu vực tế bào trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng sưng, đau khớp, thậm chí là viêm tủy xương hoặc nhiễm trùng tụ cầu.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến cổ chân còn có thể kể đến như viêm khớp vẩy nến, bàn chân bẹt, gout,… Nếu như xuất hiện các triệu chứng bệnh lý liên quan đến cổ chân, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám để điều trị kịp thời.
Cách xử lý các chấn thương tại khu vực mắt cá chân
Các chấn thương tại khu vực mắt cá chân đều gây nên rất nhiều đau đớn, cản trở đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì thế, các bạn có thể áp dụng các cách xử lý như sau để điều trị các chấn thương đáng tiếc khi không may xảy ra.
- Chườm đá: Đối với các chấn thương ở cổ chân, người bệnh nên dùng đá lạnh để chườm từ 15-20 phút, giúp giảm sưng tấy và ngăn ngừa tình trạng đau nhức kéo dài.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Ở một số tình trạng chấn thương nặng, việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp giảm sưng viêm hiệu quả, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc bởi nó gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
- Nghỉ ngơi: Khi cổ chân gặp phải các vấn đề, bạn cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để khu vực cổ chân có thời gian hồi phục hoàn toàn.
Trong một số trường hợp nếu như cổ chân chịu phải các tổn thương quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp với các biện pháp như sau:
- Vật lý trị liệu: Hỗ trợ khả năng vận động và tăng cường tuần hoàn của chân. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia trước khi thực hiện.
- Nẹp: Giúp hỗ trợ giảm đau, ổn định khớp chân hiệu quả.
- Chọc hút dịch khớp: Trong trường hợp bị viêm nhiễm, sưng tấy tại vùng cổ chân với các chất dịch mủ bên trong, các bạn sĩ sẽ tiến hành chọc hút để giúp bớt đau, giảm sưng.
- Phẫu thuật: Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, việc can thiệp sâu bằng phẫu thuật sẽ giúp người bệnh khôi phục hoàn toàn chức năng vận động, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm và phức tạp có thể xảy ra đối với cơ thể.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích về cổ chân để phòng ngừa những bệnh lý đáng tiếc. Rất mong có thể gặp lại các bạn ở những bài viết trong chuyên mục sức khỏe.