Chụp X quang thoát vị đĩa đệm là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường dùng trong quy trình chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm của các y bác sĩ. Thế nhưng, phương pháp này có tốt, ưu nhược điểm ra sao và khi nào thì nên tiến hành kèm với những lưu ý gì? Câu trả lời dành cho những câu hỏi trên sẽ có trong bài viết dưới đây.
THỜI ĐIỂM NÀO THÌ BẠN NÊN ĐI CHỤP X QUANG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan trực tiếp đến xương cột sống và các dây thần kinh xung quanh. Vậy nên khi bạn hay bất kỳ ai đó quen biết có các biểu hiện sau đây thì hãy nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định chụp X quang để xác định bệnh lý. Các biểu hiện đó sẽ là:
Những cơn đau ở vùng xương cột sống
Thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra những cơn đau kéo dài cho người bệnh. Từ những cơn đau ngắn và ít nhưng đột ngột của những giai đoạn đầu của căn bệnh cho đến những cơn đau thắt và dai dẳng khi cấu trúc đĩa đệm bị rách và các dây thần kinh có dấu hiệu của việc bị chèn ép.
Các cơn đau này sẽ khởi điểm từ vùng cột sống và lan ra đến cổ, tay hoặc chân tùy theo vị trí có thoát vị đĩa đệm.
Tê và nhức
Dấu hiệu điển hình của việc dây thần kinh bị chèn ép đó là triệu chứng tê bì các chi, nhức vùng cơ. Cũng như những cơn đau, những dấu hiệu này có biển chuyển từ từ, nhẹ dần và trở nên nặng hơn sau mỗi giai đoạn của bệnh.
Yếu các cơ
Nếu người bệnh vẫn chưa được điều trị kịp thời thì diễn biến tiếp nối sau những cơn đau và tê nhức chân tay sẽ là các cơ mất đi sức mạnh, và thậm chí có thể dẫn đến liệt cơ, liệt chi. Ở một vài người bệnh sẽ có kèm với bí tiểu và mất cảm giác một vài nơi.
Tất cả những dấu hiệu đó theo thứ tự diễn biến là những triệu chứng báo hiệu có thể người bệnh đang mắc phải thoát vị đĩa đệm. Việc đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa và tiến hành các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán, trong đó bao gồm X quang là rất cần thiết.
(Người bệnh được các kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế chụp x quang)
CHỤP X QUANG CÓ BIẾT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHÔNG?
Theo lý thuyết điều này rất khó để chắc chắn 100% là biết hay không, nếu có các Bác sĩ chỉ có thể kết luận là nghi ngờ thoát vị đĩa đệm.
Bởi vì, X quang là phương pháp sử dụng tia X bắn qua cấu trúc cơ thể để ghi nhận lại những hình ảnh bên trong. Trong khi tia X bị cản lại bởi các cấu trúc đặc và chắc chắn, điển hình là xương thì đối với những tế bào, mô cơ thể, tia X dễ dàng đi qua và chỉ là một vùng màu đen trên phim.
Phim X quang chỉ thể hiện rõ nhất cấu trúc của xương màu trắng rõ, vùng xương bị tổn thương và những sai lệch nếu có. Ngược lại, hình ảnh các mô, tế bào với cấu trúc không đặc như xương sẽ rất mờ và khó xác định chính xác trên X quang, trong đó bao gồm cả các đĩa đệm.
Do đó, các y bác sĩ sẽ dựa vào kinh nghiệm thực tế xem xét các vị trí của đốt xương sống, đo khoảng cách chiều cao giữa các liên đốt sống so với bình thường, xét trên các đốt sống xem hình dáng có những bất thường có thể liên quan gì.
Liệu rằng các đốt xương có bị di lệch không? Hình dáng xương cột sống có bị biến dạng không? Khoảng cách chiều cao của các liên đốt sống có như bình thường không? Từ đó sẽ đưa ra kết luận hoặc dựa vào đó mới tiến hành xem xét cho bệnh nhân thực hiện CT hoặc MRI.
Tuy nhiên cũng có vài trường hợp phim X quang thể hiện được cả khối thoát vị và đó là khi bệnh đà diễn tiến sang giai đoạn nặng rồi.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHỤP X QUANG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Nói về ưu điểm của phương pháp chụp X quang trong thoát vị đĩa đệm trước:
✔ Giúp xác định hoặc loại trừ được một số bệnh liên quan đến xương cột sống, ví dụ như: Chấn thương, gai xương cột sống, các tổn thương về các đốt xương,…. Những bệnh lý này đều thể hiện khá rõ trên phim X quang.
✔ Chi phí thực hiện không quá cao, chỉ từ vài trăm nghìn đồng, nếu có thêm thẻ bảo hiểm y tế có thể chi phí còn giảm hơn nữa. Chụp X quang thoát vị đĩa đệm dễ dàng thực hiện và thời gian thực hiện khá ngắn.
✔ Một ưu điểm lớn nữa của chụp X quang, đó chính là sự phổ biến hơn các cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh khác như CT hay MRI. Hầu như các cơ sở ở địa phương từ tuyến huyện trở lên đều có trang bị phòng chụp X quang, thuận tiện cho người bệnh.
Còn về nhược điểm:
✘ Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, hình trên phim X quang không thể chắc chắn rằng bệnh nhân có mắc bệnh này hay không. Nhưng đối với vài trường hợp, nếu thấy được cả khối thoát vị bên ngoài và xương có thương tổn thì bệnh đã bước vào những giai đoạn trầm trọng.
Đó là ưu và nhược điểm của chụp X quang đối với trường hợp nghi ngờ bệnh thoát vị đĩa đệm. Dù vậy, khi có các dấu hiệu bệnh lý liên quan, X quang sẽ là một cận lâm sàng thường quy cần phải làm.
(Phim X quang trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm)
NHỮNG LƯU Ý KHI CHỤP X QUANG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Đối với người bệnh, trước khi vào phòng X quang sẽ có những lưu ý như sau:
? Đầu tiên nhất, người có thai, nghi ngờ có thai không chụp X quang. Vì nó có tác động không tốt đến thai nhi.
? Thứ hai, nếu người bệnh mắc phải các căn bệnh liên quan đến tim mạch hoặc cần sự hỗ trợ của máy móc trong hệ tim mạch thì phải báo cho các bác sĩ phụ trách để họ chẩn đoán và hỗ trợ.
? Thứ ba, không đem hoặc đeo các thiết bị có sóng, đồ trang sức, dụng cụ chứa từ tính, kim loại,.… Những vật dụng gây cản trở và làm sai lệch kết quả phim chụp.
? Thứ tư, không dùng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…. Trước khi tiến hành chụp X quang với thời gian là một ngày.
Đó là những thông tin liên quan đến chụp X quang thoát vị đĩa đệm mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn và chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.