Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm rất quan trọng. Quá trình phục hồi của đĩa đệm – cột sống phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn này. Bài viết dưới đây tổng hợp những lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Quá trình hồi phục sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Người bệnh lựa chọn phẫu thuật là giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tương đối ít. Tuy nhiên, khi nhân nhầy đĩa đệm chèn ép và ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh và tủy sống xung quanh, phẫu thuật có thể được chỉ định để cải thiện triệu chứng.
Sau khoảng 24 giờ phẫu thuật, người bệnh có thể xuất viện về nhà hoặc tiếp tục ở lại 1-2 ngày nếu xuất hiện một số triệu chứng bất thường, tránh những rủi ro không mong muốn. Thời gian hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm kéo dài khoảng 4 tuần đến 6 tuần.
Trong quá trình phục hồi, người bệnh tuyệt đối không nên thực hiện nâng vật nặng, không quá một chỗ quá lâu hoặc thực hiện cúi, duỗi người… Các hoạt động này đều có thể gây ra những tổn thương không cần thiết đến hệ cơ xương của người bệnh.
Thêm vào đó, người bệnh cần xây dựng một chế độ chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cụ thể để hỗ trợ quá trình phục hồi. Trong kế hoạch này, bên cạnh những lưu ý liên quan đến vận động cần tránh, chế độ dinh dưỡng và một số giải pháp hỗ trợ là cần thiết. Nếu chăm sóc tốt, khoảng 4 tuần người bệnh có thể quay lại làm việc và khoảng 8 tuần có thể nâng các vật nặng.
Thời gian hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm
4 tuần đầu là thời gian quyết định kết quả của quá trình mổ thoát vị đĩa đệm. Do vậy, trong quá trình năm bệnh nhân cần được chăm sóc tỉ mỉ, kỹ càng nhất để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt. Cụ thể, bạn có thể chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm như sau:
Tuần đầu tiên sau khi mổ
Tất cả các chuyển động của người bệnh cần hết sức thận trọng. Tư thế ngồi hoặc đứng cần được duy trì thích hợp, không được nâng vật nặng, hạn chế tối đa việc cúi người về phía trước.
Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh không nên làm việc. Ngoài ra, người chăm sóc cần chú ý quan sát tình trạng vị trí đốt sống bị thoát vị để có giải pháp can thiệp kịp thời nhanh chóng. Hết tuần đầu tiên, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn thực hiện kiểm tra vết mổ, các triệu chứng nếu có và kiểm tra quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
3 tuần sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Sau tuần đầu tiên, bạn có thể cân nhắc để bệnh nhân quay lại với một số công việc không cần hoạt động quá nhiều và tác động đến hệ cơ xương khớp hạn chế. Với người làm các công việc văn phòng, người chăm sóc cần đặc biệt nhấn mạnh về thời gian ngồi và tư thế ngồi để đảm bảo quá trình phục hồi cột sống sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Với các công việc nặng, bác sĩ khuyến cáo người bệnh trong 3 tuần sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên thực hiện nghỉ ngơi thêm. Đồng thời, cần kết hợp tập luyện một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ để hệ xương khớp bắt đầu thích nghi với vận động. Để rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên được sắp xếp thực hiện thêm các buổi vật lý trị liệu.
Thông thường, các trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm sẽ cảm thấy phục hồi sau khoảng 4 tuần. Họ có thể quay trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các hoạt động cần nhiều lực, tác động nhiều đến cơ thể nên được thực hiện vào tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 8 sau khi mổ.
Người chăm sóc nên nghe kỹ các hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa bệnh từ bác sĩ để thực hiện. Để có kế hoạch chăm sóc phù hợp, người nhà nên trao đổi trước. Tác động này giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Để quá trình phục hồi tốt nhất, bác sĩ khuyên người nhà nên chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn sau đây:
Về kế hoạch chăm sóc chung
Sau khi mổ, người chăm sóc chủ động liên hệ trao đổi với bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn chi tiết việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, hồi phục chức năng vận động. Tiếp sau các bước này, người chăm sóc cần thực hiện kế hoạch về:
- Thời gian nghỉ ngơi cần được duy trì đầy đủ vì lúc ngủ là thời gian cơ thể tự chữa lành. Chú ý lựa chọn nệm cho người thoát vị đĩa đệm và chuẩn bị rèm cản trở ánh sáng để giấc ngủ người bệnh ngon hơn.
- Mỗi ngày bệnh nhân cần đi bộ ngắn khoảng 10 đến 15 phút để cải thiện chứng năng của cột sống. Số tuần đầu tiên bạn có thể tăng số thời gian đi bộ để đạt tối đa là 10.000 bước một ngày.
- Duy trì tâm trạng thoải mái nhất của bệnh nhân sau khi mổ. Đây là yếu tố quyết định rất lớn hiệu quả phục hồi. Nếu người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng, áp lực, thời gian phục hồi sẽ chậm hơn.
- Thường xuyên xoa bóp, massage để thư giãn cơ thể, giải phóng căng thẳng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
- Tăng cường bổ sung nước: Nước giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, bảo vệ hệ cơ xương khớp.
- Các thực phẩm giàu Protein: Protein tham gia vào quá trình phục hồi sụn và tổn thương đĩa đệm. Bởi vậy, sau quá trình mổ thoát vị đĩa đệm bệnh nhân nên dùng thực phẩm này. Một số thực phẩm giàu Protein trong tự nhiên là quả hạch, trái cây, ức gà…
- Chất xơ: Thành phần chất xơ trong rau, củ, quả giúp ngăn chặn táo bón – một trong những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân sau phẫu thuật gặp phải.
Kết hợp với một số dụng cụ hỗ trợ
Một số dụng cụ hỗ trợ được bác sĩ yêu cầu trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm như:
- Lắp khung tập hỗ trợ người bệnh sau phẫu thuật
- Tăng chiều cao bồn cầu bằng một thanh nhựa đúc tròn giúp bệnh nhân đi cầu thuận tiện hơn
- Nên dùng đồ ngủ có chất liệu thoải mái để dễ hoạt động hơn
- Dùng thêm nẹp để cố định cột sống và cơ thể khi di chuyển
Trên đây là thông tin tổng hợp về vấn đề xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm. Hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn trên để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi nhất.