Chữa trị gai cột sống bằng xương rồng đã được dân gian lưu truyền từ rất lâu. Nhiều người cũng thắc mắc hiệu quả điều trị bệnh thực sự của loại cây này. Tìm hiểu cụ thể thông tin về các bài thuốc, lưu ý trong điều trị bệnh trong bài viết dưới đây!
Cây xương rồng chữa bệnh gai cột sống có hiệu quả không?
Cây xương rồng hay còn được biết đến với tên cây Bá vương tiên hay Hóa ương lặc. Đây là một giống cây mọng nước, nhiều gai nhọn và thường sinh trưởng ở nơi có khí hậu nóng và khô cằn được dân gian truyền tai nhau về công dụng điều trị gai cột sống an toàn, lành tính, dễ thực hiện.
Các nghiên cứu và thực nghiệm khoa học đã chỉ ra trong thành phần cây xương rồng có các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Trong đó có thể kể đến như:
- Taraxerol
- Friedelan-3a-ol
- Euphorbol
- Tartric
Trong Đông y, xương rồng là loại cây có tính hàn, vị đắng được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, các chứng đau bụng, táo bón và đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên có một số loại xương rồng có thành phần độc tố có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hai loại xương rồng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh gai cột sống là xương rồng bẹ và xương rồng chia ba.
Cách trị gai cột sống bằng cây xương rồng
Các bài thuốc từ xương rồng đều hướng đến mục tiêu điều trị các triệu chứng ở người bệnh trong đó có các cơn đau nhức vùng cột sống. Bệnh càng nặng, các cơn đau lên càng dồn dập và dữ dội. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc sau đây để điều trị cải thiện các triệu chứng đau nhức khó chịu mà bệnh gây ra.
Bài thuốc đắp xương rồng bẹ
Như đã nói ở trên, xương rồng bẹ là một trong hai loại xương rồng được sử dụng trong điều trị gai cột sống. Hoạt chất có trong loại cây này giảm đau rất hiệu quả, không chứa độc tố nên an toàn cho sức khỏe bệnh nhân. Một điều chú ý là trước khi sử dụng, người bệnh cần làm sạch các gai xương rồng để không gây ra các tổn thương lên da của mình. Thực hiện bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị: 3 bẹ lá xương rồng bẹ, 1 nắm (200g) muối ăn
- Lấy kéo cắt hết phần gai xương rồng, sau đó rửa sạch và ngâm cùng với muối ăn
- Vớt xương rồng để ráo nước, tiếp đến, cho lên bếp than nướng trong khoảng 5 phút
- Theo dõi đến khi xương rồng chín cả 2 mặt thì gắp xuống
- Cho xương rồng về nướng vào khăn mỏng, chườm nhẹ lên vùng cột sống đang đau nhức
- Duy trì đắp trong khoảng 10 phút, trong thời đó, nếu xương rồng hết nóng cần nướng lại và tiếp tục đắp
- Thực hiện mỗi ngày giúp máu dễ dàng lưu thông đến các cơ quan, cải thiện tình trạng tắc nghẽn gây đau đớn ở người bệnh
Bài thuốc xương rồng bẹ kết hợp với Cúc tần, ngải cứu và Dây tơ hồng
Việc kết hợp các vị thảo dược giúp tăng cường hiệu quả điều trị của xương rồng bẹ với bệnh gai cột sống. Khi kết hợp các thảo dược, người bệnh cần đảm bảo liều lượng để tránh gây tác dụng không tốt nên sức khỏe. Thực hiện bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3 bẹ xương rồng, 1 nắm (200-300g) ngải cứu + dây tơ hồng + cúc tần
- Loại bỏ gai xương rồng bằng kéo và ngâm cùng với muối và để ráo nước
- Cho các thảo dược đã chuẩn bị vào chảo nóng sao khô, đến khi thảo dược chuyển màu vàng nhẹ thì tắt bếp
- Đổ hỗn hợp vừa sao vào một tấm vải mỏng, đắp lên vùng cột sống bị tổn thương trong khoảng 10 phút
- Thực hiện bài thuốc đắp mỗi ngày để thuốc được sự cải thiện của bệnh gai cột sống
Xương rồng ba chia kết hợp với muối
Muối luôn được biết đến là loại thực phẩm có tính sát khuẩn, kháng viêm cao. Kết hợp xương rồng và muối, dân gian tạo nên bài thuốc chữa bệnh có công dụng điều trị vượt trội. Lưu ý trong trường hợp này là người bệnh cần phải chọn đúng loại cây xương ba chia để không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Thực hiện bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng và 1 nắm (300g) muối hạt
- Lấy kéo loại bỏ toàn bộ gai của cây xương rồng, ngâm xương rồng cùng với muối để loại bỏ nhựa và bụi bẩn
- Đập giập xương rồng với muối ăn
- Cho hỗn hợp trên vào một chảo nóng, sao lên trong khoảng 1 phút
- Cho hỗn hợp vừa sao ra một chiếc khăn mỏng, và đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng bị gai cột sống của người bệnh (lưu ý: Người bệnh cần được nằm sấp, tư thế thoải mái, kê một chiếc gối ngang bụng)
- Thực hiện bài thuốc mỗi ngày để có được hiệu quả điều trị tốt nhất. Khi đắp, nên giữ ấm hỗn hợp thảo dược.
Kết hợp xương rồng với cá nóc
Đây là món ăn cũng là bài thuốc giúp điều trị từ sâu bên trong. Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng, 1 con cá lóc đã làm sạch và 300g muối ăn
- Loại bỏ gai xương rồng, ngâm với muối, sau đó, cắt thành lát mỏng, trộn với muối để loại bỏ nhựa (mủ)
- Rửa sạch xương rồng với nước 1 lần nữa
- Mang cá nóc đã làm sạch bỏ vào nồi cùng với xương rồng cùng 1 lít nước
- Cho thêm các gia vị để vừa miệng người ăn
- Đun từ 20 đến 25 phút, tắt bếp và múc ra bát ăn
- Thực hiện trong khoảng 5 ngày sẽ thấy được sự thuyên giảm của các triệu chứng bệnh
Chữa gai cột sống bằng cây xương rồng cần lưu ý gì?
- Người bệnh nặng nên cân nhắc sử dụng bài thuốc từ xương rồng bởi có thể sẽ không đạt được hiệu quả điều trị
- Cẩn trọng với gai của cây xương rồng trong quá trình bào chế thuốc
- Kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và giúp hiệu quả của các bài thuốc từ xương rồng có hiệu quả hơn. Lưu ý chỉ tập các bài phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân, không vận động quá sức để tránh gây ảnh hưởng xấu đến bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất
- Uống nhiều nước hơn mỗi ngày
- Để tinh thần luôn thoải mái tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị
- Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị bằng xương rồng hoặc kết hợp xương rồng với bất kỳ loại thuốc nào
Dù đạt được hiệu quả nhưng chữa trị gai cột sống bằng cây xương rồng chỉ mang lại hiệu quả tức thời. Người bệnh nên tìm đến các phương pháp điều trị hiệu quả toàn diện và bền vững hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn sức khỏe và thành công!