Chữa tổ đỉa bằng lá lốt là phương pháp dân gian được ông cha ta lưu truyền từ nhiều đời nay. Đến nay, cách chữa này vẫn được nhiều bệnh nhân tin dùng bởi những hiệu quả khá tốt. Vậy thực hư cách chữa này như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau!
Lá lốt chữa bệnh tổ đỉa có tốt không?
Cùng với các loại rau gia vị, lá lốt cũng được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn dân dã. Hương vị đặc trưng kết hợp giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe là những gì mà lá lốt mang lại. Ngoài ra, lá lốt còn được biết đến là dược liệu quý điều trị bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn, hắc lào, nấm da, lang ben,…đặc biệt là bệnh tổ đỉa.
Theo các bác sĩ Đông y, lá lốt có mùi nồng đặc trưng, vị cay nhẹ và tính ấm nên có tác dụng chính trong vấn đề thải độc, tiêu trừ hàn khí, chỉ thống, ôn trung. Vì lẽ đó, lá lốt thường được sử dụng để điều trị các chứng lạnh chân tay, chữa phong hàn, đau đầu, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu.
Ngoài ra, nhờ có đặc tính ấm và công dụng kháng khuẩn chống viêm tốt nên lá lốt được sử dụng để làm lành các vết thương hở trên bề mặt da, cải thiện triệu chứng đau rát một cách đáng kể. Do đó, chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt thường được phát huy tối đa vai trò của mình. Tình trạng nổi mụn nước, phồng rộp da tay và chân, khô da hay ngứa ngáy đều được cải thiện.
Theo các bác sĩ y học hiện đại, bên trong lá lốt thường chứa các hợp chất có lợi cho cơ thể như alkaloid, beta caryophylen, benzyl axetat,…Các hợp chất này cực kì có lợi cho điều trị bệnh tổ đỉa, chúng ngăn ngừa khả năng viêm nhiễm, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trên da. Đồng thời, các hợp chất còn có tác dụng bảo vệ làn da, cung cấp độ ẩm và thúc đẩy sự tăng sinh các tế bào biểu bì.
Tóm lại, để khẳng định chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt có tốt không? thì chắc chắn câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thảo dược khác, lá lốt cần được sử dụng đúng quy trình và liều lượng để công dụng của loại thảo dược này là tốt nhất. Ngoài ra, các bài thuốc từ lá lốt chỉ phù hợp chữa bệnh tổ đỉa ở mức nhẹ. Còn đối với tình trạng bệnh đã phát triển thành các biến chứng thì không nên sử dụng. Vì vậy, nhằm giúp tình trạng bệnh không diễn biến nặng thì người bệnh nên thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Ngoài chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt, người bệnh có thể tham khảo cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối. Đây cũng là cách chữa được nhiều người áp dụng. Để tìm hiểu kỹ hơn về các cách chữa bằng phương pháp này, bạn có thể tham khảo bài viết: Mẹo chữa tổ đỉa bằng muối bạn nên biết.
Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Hiện nay, trong dân gian còn lưu truyền nhiều cách chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt cho hiệu quả tuyệt vời. Dưới đây là các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt, người bệnh nên biết:
Sử dụng bài thuốc sắc nước lá lốt uống
Với bài thuốc uống này, người bệnh có thể an tâm sử dụng bởi những công dụng chữa trị bệnh từ tận sâu bên trong cơ thể. Ngoài ra, với phương pháp này, các hợp chất có lợi trong lá lốt sẽ được phát huy tối đa công dụng của mình trong việc ngăn ngừa ngứa và giảm viêm, tiêu sưng nhanh chóng.
Nguyên liệu: Lá lốt tươi (15 lá), muối hạt sạch (10gr).
Cách dùng:
- Lá lốt tươi được hái và đem rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng đã được pha trước đó nhằm loại bỏ vi khuẩn và các tạp chất bẩn còn sót lại.
- Sau khoảng 10 phút đem vớt và để ráo. Bước cuối, thực hiện giã nát lá lốt với một chút muối và tiến hành lọc bỏ bã giữ lại nước cốt.
- Phần nước cốt cho vào cốc sạch và thêm khoảng 300ml nước đã đun sôi rồi khuấy đều. Người bệnh nên sử dụng để uống khi nước còn ấm và liều lượng 1 lần/ngày để thấy hiệu quả tốt.
Sử dụng bài thuốc đắp lá lốt để chữa tổ đỉa
Khi sử dụng bài thuốc đắp chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt thì các hợp chất có trong loại thảo dược này sẽ tác động trực tiếp lên vùng da nhiễm bệnh. Chỉ sau lần đắp đầu tiên, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Theo đó, tình trạng viêm sưng và đau được cải thiện đáng kể đồng thời làn da tổn thương cũng được tái tạo một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, một số triệu chứng gây căng cứng da tay và chân sẽ được giảm bớt. Nếu người bệnh kiên trì sử dụng thì chắc chắn tình trạng bệnh sẽ được hồi phục nhanh chóng.
Nguyên liệu: Lá lốt tươi (20 lá), muối hạt (15gr).
Cách dùng:
- Lá lốt được rửa kỹ với nước sạch và ngâm với muối đã được pha loãng trong thời gian 10 phút.
- Tiến hành vớt lá lốt ra và rửa lại với nước sạch để loại bỏ tạp chất.
- Cho lá lốt đã sơ chế vào giã nhỏ với muối hạt sao cho tạo thành hỗn hợp.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da nhiễm tổ đỉa và sử dụng hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên vùng da đó.
- Lấy bông gạc cố định chỗ đắp trong khoảng thời gian 45 phút. Sau đó, gỡ ra và đem rửa sạch với nước ấm.
- Người bệnh nên kiên trì sử dụng lá lốt để đắp vết thương với liều lượng 1 lần/ngày đến khi tình trạng bệnh giảm bớt ngứa ngáy khó chịu.
Sử dụng món ăn từ lá lốt chữa tổ đỉa
Ngoài các bài thuốc trên, người bệnh có thể sử dụng món ăn từ lá lốt để điều trị các triệu chứng từ bên trong. Sau một thời gian sử dụng tình trạng ngứa giảm rõ rệt, các nốt mụn nước được khống chế.
Nguyên liệu: Lá lốt (200gr), thịt lợn nạc vai (500gr), tỏi (3 tép), gừng tươi (1 củ nhỏ).
Cách dùng: Lá lốt đem rửa thật kỹ và ngâm nước muối sau đó vớt ra để ráo. Thịt nạc vai rửa sạch và trần sơ để bớt mùi hôi, sau đó tiến hành thái nhỏ để băm hoặc xay. Gừng cạo vỏ đem rửa sạch và thái miếng mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và đem băm nhuyễn. Thực hiện cho thịt vào ướp hạt nêm và mắm khoảng 10 phút. Cuối cùng tiến hành phi tỏi thơm và cho thịt vào xào, đảo đều tay đến khi thịt săn lại. Thêm 500ml nước sạch và đun sôi nhỏ lửa cho đến khi thịt gần chín thì cho thêm lá lốt và gừng sau 7 phút thì tắt bếp. Nêm lại gia vị cho vừa ăn và thưởng thức món ăn ngay khi còn nóng.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt cần chú ý gì?
Đặc biệt, để chữa trị bệnh hiệu quả bằng lá lốt, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Lá lốt chỉ thích hợp điều trị bệnh tổ đỉa nhẹ ở giai đoạn khởi phát chưa có những biến chứng nguy hiểm nên khi bệnh nặng việc dùng thảo dược này sẽ không đem lại tác dụng như mong muốn.
- Bên cạnh sử dụng lá lốt, người bệnh nên dùng thêm các loại thuốc để tăng hiệu quả chữa trị bệnh. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến các chuyên gia da liễu trước khi dùng.
- Người bệnh cần lưu ý, các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt không có tác dụng triệt để hay không có khả năng thay thế bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Hiệu quả của các phương pháp chữa trị này thường chậm nên người bệnh phải kiên nhẫn trong quá trình sử dụng.
- Nếu người dùng bị mẫn cảm với thành phần nào trong các bài thuốc thì cần ngừng ngay và kịp thời đi khám bác sĩ.
Như vậy, với các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt chúng tôi đã cung cấp ở trên, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện chữa trị tại nhà. Nhưng để hiệu quả, người bệnh cần kiên trì sử dụng theo đúng liều lượng. Ngoài ra, kết quả tốt hay không còn phụ thuộc và cơ địa của mỗi người. Tốt nhất, khi mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Theo: ISMQ