Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ tuy có nguồn gốc từ Đông y nhưng không được nhiều người bệnh biết đến như châm cứu hay bấm huyệt. Rốt cục hiệu quả của biện pháp này ra sao? Cách thực hiện thế nào, chi phí đắt hay rẻ? Nếu bạn đọc vẫn đang đi tìm kiếm câu trả lời thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây!
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ có tốt không?
Thoát vị đĩa đệm không phải là tình trạng hiếm gặp. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhất là với những đối tượng cao tuổi hoặc phải thường xuyên lao động chân tay. Khi một đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu, nó rất dễ chèn ép lên những dây thần kinh xung quanh, khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức và khó chịu.
Điều trị thoát vị thường nhằm vào mục đích cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng. Hiện nay, bên cạnh các phương pháp vốn quen thuộc như tây y và vật lý trị liệu, nhiều bệnh nhân còn tìm đến sự trợ giúp của biện pháp cấy chỉ. Vậy đây là phương pháp gì? Hiệu quả mà nó mang lại có tốt hay không?
Cấy chỉ, hay còn gọi là nhúng chỉ, là liệu pháp sử dụng kim châm dùng một lần để cấy vào trong cơ thể con người một vật liệu sinh học đặc biệt có thể thẩm thấu vào các huyệt đạo. Vật liệu này có khả năng tự tiêu, thường được biết đến với cái tên chỉ catgut. Cấy chỉ có thể xem là phương pháp phòng và chữa bệnh thông qua việc kích thích liên tục vào huyệt vị – nơi được xem là có khả năng điều hòa nguồn năng của cơ thể.
Cấy chỉ vốn được phát triển dựa trên các nguyên lý học của biện pháp châm cứu cổ truyền. Liệu pháp này được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, ví dụ như làm đẹp, giảm cân, các bệnh lý xương khớp,.. Các giáo trình giảng dạy liên quan cấy chỉ catgut còn được đưa vào chính khóa ở nhiều trường Đại học tại Trung Quốc, cũng như được quảng bá trên nhiều quốc gia và cả Việt Nam.
Người bệnh khi sử dụng phương pháp cấy chỉ hoàn toàn có thể yên tâm về tác dụng cũng như tính an toàn mà nó mang lại. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh liệu pháp này khi áp dụng thực tiễn đạt được hiệu quả cao, ít biến chứng. Bệnh nhân sau khi thực hiện cấy chỉ có thể cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt của các triệu chứng, ít đau nhức và khó chịu hơn.
Cho đến nay, liệu pháp này đang được khá nhiều bệnh viện y học cổ truyền ở nước ta ứng dụng. Cũng theo các chuyên gia, cấy chỉ thích hợp sử dụng với các trường hợp thoát vị cấp và mãn tính, thoát vị nhưng bao cơ xơ bên ngoài chưa rách hoặc thoát vị nhưng dây thần kinh chưa bị tổn thương.
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ
Tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của thoát vị mà các bác sĩ sẽ tiến hành thiết lập liệu trình điều trị. Mỗi một liệu trình nhúng chỉ có thể mất khoảng tám đến mười lần, mỗi lần cách nhau tầm mười ngày. Thời gian mỗi lần cũng có thể kéo dài lâu hơn ba tuần nếu bệnh tình mới ở giai đoạn ban đầu.
Quy trình nhúng chỉ thường bao gồm ba giai đoạn chính như sau:
Quá trình chuẩn bị
Cấy chỉ không yêu cầu bệnh nhân kiêng khem quá nghiêm ngặt trước mỗi cuộc điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện một số điều dưới đây:
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá độ hoặc lo lắng khiến nhịp tim đập nhanh hơn bình thường.
- Không nên ăn quá no trước khi bắt đầu thực hiện cấy chỉ khoảng một giờ đồng hồ. Vì quá trình tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cũng như hiệu quả của liệu pháp.
- Tránh các loại đồ uống có cồn hoặc caffeine như rượu bia hay trà đen và cà phê.
Quá trình nhúng chỉ
Các bước tiến hành nhúng chỉ gồm có:
- Các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng da cấy chỉ bằng cồn y tế, đồng thời cũng khử khuẩn cho kim châm. Kim châm sử dụng là loại chuyên dùng trong châm cứu, được làm bằng bạc trắng và có cấu trúc mảnh, dài.
- Chỉ tự tiêu catgut được chia thành nhiều đoạn nhỏ, có chiều dài khoảng 1cm đến 1.5cm. Chỉ tự tiêu sau đó được luồn vào phần đầu của kim châm.
- Bác sĩ xác định vị trí huyệt đạo cần điều trị, sau đó từ từ đâm kim châm vào bên trong da, độ sâu khoảng 1cm đến 3cm.
- Chỉ catgut được cố định tại huyệt vị, bác sĩ rút kim châm ra và kết thúc liệu trình.
- Sau khi tiến hành nhúng chỉ catgut, bệnh nhân có thể ở lại phòng khám theo dõi thêm khoảng 30 phút.
Quá trình chăm sóc tại nhà
Quá trình chăm sóc hậu cấy chỉ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân trong 24 giờ đầu tiên. Nếu gặp phải một số dấu hiệu bất thường như buồn nôn, xây xẩm mặt mày, khó thở,…bệnh nhân cần tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức.
- Sau khi cấy chỉ, người bệnh không nên tắm rửa ngay. Vì tiếp xúc với nước khi vết kim châm còn hở có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị. Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên đợi khoảng 1 ngày trước đó.
- Người bệnh hạn chế vận động mạnh, nhất là các tư thế xấu như vặn mình hay cúi người vì chúng có thể khiến vị trí cấy chỉ bị tổn thương.
- Tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất xơ dễ hòa tan như ngũ cốc nguyên hạt, thịt cá, đậu nành, bơ,…Tránh xa rượu bia, thuốc là và các chất kích thích.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ giá bao nhiêu?
Hiện nay, phương pháp cấy chỉ có thể được thực hiện ở cả các bệnh viện lớn cũng như các phòng khám Đông y tư nhân. Bệnh nhân có thể tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ thích hợp nhất.
Phương pháp này có chi phí phụ thuộc vào số mũi kim thực hiện, vì vậy mà giá thành có thể dao động trong khoảng vài trăm ngàn VNĐ đến vài triệu VNĐ. theo như tìm hiểu, nếu là nhúng chỉ thông thường sẽ có giá xấp xỉ 700.000VNĐ/lần/người bệnh. Còn nếu liệu pháp được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia có tiếng thì chi phí có thể lên đến khoảng 2.000.000 VNĐ/lần/người bệnh.
Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức mới về vấn đề chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp cấy chỉ. Bên cạnh việc áp dụng các liệu pháp điều trị vật lý, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng và tăng cường luyện tập thể thao hàng ngày.