Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là một trong những cách làm được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy cách chữa này có thực sự hiệu quả, cần lưu ý những gì khi áp dụng? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau nhé!
Xương rồng chữa thoái hóa cột sống có hiệu quả không?
Xương rồng là một loài thực vật nằm trong họ thầu dầu, có tên trong khoa học là Euphorbia antiquorum M. Có hàng trăm loại xương rồng khác nhau trên khắp thế giới nhưng không phải loại nào cũng có thể sử dụng được vì có nhiều loại thậm chí còn rất độc.
Trong một số loại xương rồng người ta tìm ra một số hoạt chất có lợi, có khả năng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, hoạt huyết như: tartaric, acid citric, taraxerol, euphorbol, friedelan-3a-ol…
Trong Đông y, xương rồng được nhắc đến là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, thường được dùng để chữa táo bón, đau bụng hoặc một số bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
Tuy nhiên, trên thực tế việc điều trị thoái hóa cột sống nói riêng, bệnh xương khớp nói chung bằng cây xương rồng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức là chính và hiệu quả nhất khi bệnh ở giai đoạn nhẹ chưa quá nghiêm trọng. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác quyết định đến hiệu quả như:
- Thời gian sử dụng: Người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài thì mới có hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó còn cần dùng lặp lại nhiều lần vì hiệu quả giảm đau khá ngắn và không có tính triệt để.
- Dùng đúng: Kiên trì không bằng dùng đúng. Đúng ở đây là về liều lượng, cách áp dụng.
- Cơ địa: Cơ địa hấp thu thuốc của mỗi người là khác nhau, vì thế hiệu quả nhanh hay chậm, nhiều hay ít cũng khác nhau. Vì thế nên có thời gian thử thuốc nhất định.
Những loài cây xương rồng nào dùng để trị thoái hóa cột sống?
Để chữa bệnh thoái hóa cột sống, trong các ghi chép Đông y hiện mới nhắc tới hai loại là xương rồng bẹ (xương rồng bà) và xương rồng ba cạnh (xương rồng ông).
- Xương rồng bẹ: Là loài có hình oval dẹt, thân có nhiều nhánh hình oval, có nhiều gai mọc bao phủ xung quanh bề mặt.
- Xương rồng ba cạnh: Là loài xương rồng có mặt cắt là hình 3 cạnh lồi. Xương rồng ông có thể cao tới 3m, thân cành rất nhiều nước, có nhiều lá nhỏ với cuồng ngắn, có nhiều gai xen kẽ.
Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng như thế nào?
Dưới đây là một số mẹo dùng cây xương rồng để chữa bệnh thoái hóa cột sống mà người bệnh có thể tham khảo thêm:
- Bài thuốc đắp xương rồng bẹ: Dùng 3 bẹ xương rồng cắt hết gai, rửa sạch, để ráo nước rồi cho nướng trên bếp than hoặc áp chảo cho nóng già 2 mặt. Bọc xương rồng trong khăn mỏng, lựa nhiệt độ thích hợp rồi áp lên vùng xương khớp đau nhức, hết nóng có thể nướng nóng lại rồi đắp tiếp. Làm đều đặn trong nhiều ngày đến khi giảm đau nhức.
- Xương rồng bẹ và gừng tươi: Kết hợp gừng và xương rồng để cải thiện tình trạng lưu thông máu, giúp chống viêm và giảm đau nhức tốt hơn. Theo đó, người bệnh dùng 1 nhánh xương rồng loại bỏ hết gai, rửa thật sạch cho hết nhớt rồi cắt thành các khúc nhỏ, ngâm vào nước muối có vắt chanh trong 30 phút. Tiếp đến, đem xay nhuyễn xương rồng với 1 củ gừng tươi rồi xào nóng hỗn hợp trên chảo. Cuối cùng, bọc hỗn hợp trong túi vải sạch rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức.
- Chườm xương rồng ba cạnh: Dùng một khúc xương rồng ba cạnh loại bỏ hết gai xương rồi rửa thật sạch với nước. Cắt thành các khúc nhỏ hơn rồi đập dập hoặc giã nát với muối hạt. Đem hỗn hợp xào nóng rồi cho vào tấm vải sạch, chườm lên vị trí cột sống bị đau nhức. Thực hiện hàng ngày cho tới khi các cơn đau được thuyên giảm.
- Ăn xương rồng 3 cạnh: Nguyên liệu gồm có 1 đoạn xương rồng 3 cạnh không quá già và 1 con cá lóc nhỏ. Người bệnh rửa sạch xương rồng, loại bỏ hết gai và nhựa xương rồng, rửa thật sạch rồi cắt thành các khúc nhỏ. Cá lóc bỏ hết vảy, ruột rồi lọc lấy thịt. Tiếp đến cho xương rồng và cá lóc đã làm sạch vào nồi, đổ thêm 1 bát nước nhỏ, đun tới khi sôi thì nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Có thể ăn món canh này hàng ngày, liên tục trong vòng 1 tuần để giảm đau nhức xương khớp.
Một số lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
- Bất kể là loại xương rồng gì thì trong nhựa của cây cũng có thể chứa một lượng độc tính nhất định. Vì thế, trong quá trình sơ chế và sử dụng người bệnh cần lưu ý tránh để nhựa xương rồng tiếp xúc trực tiếp với da tay, mắt, miệng… để tránh không bị phồng rộp, rát da.
- Cần dùng đúng loại xương rồng như chỉ dẫn, nếu không biết thì phải nhờ người hiểu rõ tìm đúng loài mới được dùng.
- Không quá lạm dụng, sơ chế thật sạch thì mới dùng để ăn nhằm tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt…
- Khi dùng xương rồng để đắp thì cần chú ý nhiệt độ thích hợp mới áp lên da để tránh gây bỏng da.
- Chỉ khuyến khích dùng trong giai đoạn bệnh không quá nghiêm trọng.
- Nếu thấy bất thường như ngứa, phát ban, đỏ rát, buồn nôn… trong quá trình dùng xương rồng chữa thoái hóa cột sống thì phải ngưng sử dụng ngay.
- Dùng đúng về liều lượng và thời gian đắp, không đắp quá lâu trên da hoặc dùng quá nhiều có thể phản tác dụng.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trong các trường hợp còn băn khoăn.
Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích cho mình. Nên nhớ, dù sử dụng bất cứ liệu pháp nào người bệnh cũng cần cân nhắc thật kỹ dựa trên tình hình mắc bệnh, kinh nghiệm và kiến thức thực tế để tránh gặp phải các tác dụng phụ không may có thể xảy ra. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!