Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt từ lâu đã được dân gian lưu truyền. Nhiều người cho biết loại lá này có khả năng chống viêm và giảm đau nhức rất hiệu quả. Biện pháp này có thật sự mang lại hiệu quả hay không? Cách thực hiện như thế nào mới đúng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây, bạn đọc đừng bỏ lờ nhé!
Công dụng của lá lốt trong điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường là kết quả của quá trình hao mòn sụn khớp gối, xảy ra phổ biến nhất với những người ở độ tuổi trên 50. Tình trạng này có thể được chia thành hai dạng là nguyên phát và thứ phát với triệu chứng đặc trưng là những cơn đau nhức khó chịu vùng đầu gối.
Thoái hóa khớp đầu gối không có cách điều trị dứt điểm, các biện pháp hiện nay chỉ có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa diễn biến xấu và cải thiện một số triệu chứng gây ảnh hưởng xấu. Bên cạnh các loại thuốc Tây y, bài thuốc dân gian từ lá lốt cũng được khá nhiều bệnh nhân áp dụng.
Lá lốt thuộc họ hồ tiêu, là loài thực vật phát triển chủ yếu ở châu Á, tiêu biểu là các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,… Đông y gọi loại cây này là tất bát, có tác dụng ôn kinh, trừ hàn khí và chỉ thống. Vị thuốc tất bát thích hợp dùng trong các trường hợp bị đau nhức do viêm xương khớp, thoái hóa khớp và chân tay tê lạnh về đêm.
Còn đối với y học hiện đại, nghiên cứu chiết xuất từ lá lốt cho thấy trong thành phần hóa học của loại lá này có rất nhiều tinh dầu và hợp chất chống oxy hóa như terpineol, carophyll len, cadinen,… Đây đều là những hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm sưng và ức chế các gốc tự do gây hại trong cơ thể. Nhờ vào các dược tính này mà lá lốt được cho là có triển vọng trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến đau nhức xương khớp và viêm nhiễm do vi khuẩn.
Các cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt
Người bệnh có thể sử dụng một số cách chữa thoái hóa khớp vùng đầu gối với lá lốt tại nhà dưới đây:
Bài thuốc từ rễ lá lốt, cỏ xước và lá chìa vôi
Bài thuốc Nam từ lá lốt, cỏ xước và chìa vôi được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp do phong thấp. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ và kích thích cảm giác thèm ăn cho người bệnh.
Nguyên liệu: 12g lá lốt, cỏ xước và dây chìa vôi. Bệnh nhân có thể phối thêm 12g xích hoa, độc lực, gối hoạt và hoàng lực nếu cơn đau thường xuất hiện về đêm.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên cho vào chảo nóng rang khô khoảng 5 đến 10 phút.
- Cho nguyên liệu đã rang khô vào một túi lọc, bỏ vào nồi sắc cùng 1 lít nước lọc trong 20 phút.
- Thuốc để nguội dùng uống thay nước hàng ngày.
Bài thuốc đắp từ lá lốt và rượu trắng
Bài thuốc tiếp theo trong danh sách là sự kết hợp giữa lá lốt và rượu trắng. Trong rượu trắng cao độ thường có chứa hợp chất cồn ethanol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm tình trạng sưng tấy nhanh chóng. Bài thuốc này thích hợp sử dụng với những đối tượng bị thoái hóa kèm theo viêm sưng và nóng đỏ ở vùng đầu gối với tác dụng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng.
Nguyên liệu: 20g rễ lá lốt, 10ml rượu nếp trắng cao độ.
Cách thực hiện:
- Rễ lá lốt sau khi thu hái đem rửa sạch để loại bỏ đất bùn, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
- Thêm rượu trắng và phần rễ lá lốt đã giã nát, trộn đều.
- Người bệnh dùng hỗn hợp này đắp lên trên vùng đầu gối đau nhức, dùng băng gạc y tế cố định lại.
- Thời gian đắp thuốc rơi vào khoảng 20 phút, mỗi ngày đắp hai lần.
Bài thuốc từ lá lốt, trà xanh và muối trắng
Cả muối trắng và lá trà xanh đều là những dược liệu có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tuyệt vời. Không những vậy, trà xanh còn sở hữu một nguồn dồi dào hoạt chất polyphenol có khả năng ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Bài thuốc này có tính an toàn cao, thích hợp dùng với cả phụ nữ đang trong thai kỳ và người cao tuổi có các bệnh lý nền.
Nguyên liệu: 20g lá lốt tươi, 10g lá trà xanh tươi và 1 thìa cà phê muối hột.
Cách thực hiện:
- Lá lốt và lá trà xanh sau khi rửa sạch thì dùng tay vò nát.
- Cho hai nguyên liệu này vào nồi, thêm 1,5 lít nước lọc và đun sôi.
- Chắt nước thuốc vào một chậu nhỏ, thêm nước lạnh để nhiệt độ giảm xuống còn 50 độ C rồi cho muối trắng vào khuấy tan.
- Người bệnh ngâm chân trong nước thuốc, thời gian khoảng 10 đến 15 phút. Mỗi ngày, người bệnh nên ngâm chân 1 lần.
Bài thuốc từ lá lốt và ngải cứu
Giống như lá lốt, ngải cứu cũng được sử dụng phổ biến trong việc điều trị những vấn đề liên quan đến đau nhức xương khớp. Trong ngải cứu có chứa một số hoạt chất chống viêm, có khả năng sát trùng, tiêu sưng, cầm máu hiệu quả.
Nguyên liệu: 20g lá lốt và lá ngải cứu, 1 thìa canh giấm gạo lên men.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu sau khi rửa sạch đem cắt khúc, cho vào cối giã nát.
- Cho thêm giấm vào nguyên liệu, trộn đều rồi cho lên chảo chưng đến khi ấm nóng.
- Người bệnh dùng thuốc đắp trực tiếp lên vùng đau nhức, đợi khi thuốc nguội lại cho vào chảo đun nóng. Thực hiện liên tục cho đến khi các triệu chứng khó chịu thuyên giảm.
Lưu ý khi sử dụng cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt
Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ lá lốt, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Trước khi sử dụng các bài thuốc thảo mộc tại nhà, bệnh nhân nên dành thời gian trao đổi trước với bác sĩ điều trị. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.
- Lựa chọn lá lốt đảm bảo nguồn gốc: Dù lá lốt là loại cây dễ trồng và được bán quanh năm, người bệnh vẫn cần thận trọng khi mua lá lốt về sử dụng tại nhà.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe: Các bài thuốc dân gian chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa, nghĩa là không phải ai dùng cũng mang lại hiệu quả giống nhau. Vì vậy, nếu người bệnh sử dụng trong 7 ngày liên tục mà không nhận thấy sự cải thiện, tốt nhất là người bệnh nên ngừng sử dụng và đổi sang liệu pháp điều trị khác.
Xem thêm:
- Hẹp khe khớp gối gây nguy hiểm gì? Cách khắc phục hiệu quả nhất
- Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị
Trên đây là một số thông tin tổng hợp về cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt, hy vọng có thể giúp ích phần nào cho bạn đọc. Đối với các bệnh lý xương khớp, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập rèn luyện sức khỏe hàng ngày.