Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng và lưu truyền các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian. Đến nay, phương pháp này vẫn được nhiều bệnh tin tưởng và sử dụng bởi mức độ an toàn và hiệu quả cao. Vậy, hiệu quả thực sự của các bài thuốc chữa tổ đỉa dân gian là gì? Các chuyên gia sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Tổ đỉa là bệnh da liễu khó điều trị và gây ra các triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Điển hình là việc hình thành các nốt mụn nước trên da khiến người bệnh cảm thấy căng cứng và rất ngứa ngáy, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay, ngoài sử dụng thuốc Tây, trị liệu ánh sáng, nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian nhờ những lợi ích cũng như hiệu quả mà chúng đem lại. Tuy nhiên, đa phần các bài thuốc dân gian chỉ cho hiệu quả tốt khi điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
Dưới đây là các bài thuốc tốt được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa, người bệnh nên tham khảo.
Chữa tổ đỉa bằng lá đào
Theo Đông Y, lá đào có tính bình, vị đắng nên chúng có tác dụng hạ thống, giải nhiệt cực tốt. Do đó, lá đào thường được sử dụng để chữa trị cảm mạo, đau đầu, mẩn ngứa. Ngoài ra, với đặc tính sát khuẩn nên chúng được dùng để chữa trị bệnh ngoài da như nổi mày đay, lở loét chân tay, tổ đỉa,…
Đặc biệt, không chỉ lá mà thân và rễ, cành đào cũng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh ngoài da cho hiệu quả cao.
Có khá nhiều cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng lá đào, nhưng ba cách sau đây được sử dụng phổ biến hơn cả và cụ thể như sau:
Bài thuốc 1: Sử dụng lá đào đắp trực tiếp lên da bị tổ đỉa
Đây là phương pháp chữa trị đơn giản và phổ biến nhất hiện nay.
Nguyên liệu: Lá đào tươi (15 lá).
Cách sử dụng:
-
- Rửa sạch lá đào và ngâm với nước muối trong 10 phút. Sau đó vớt ra, bỏ vào cối và giã nhuyễn.
- Sử dụng phần bã lá đào trên đắp trực tiếp lên da bị nhiễm tổ đỉa.
- Giữ nguyên khoảng 30 phút và rửa sạch với nước ấm.
Bài thuốc 2: Sử dụng nước lá đào để uống
Cách sử dụng:
-
- Lựa chọn khoảng 15 lá đào không bị sâu bọ đem rửa sạch.
- Giã nát lá đào với một chút nước đun sôi để nguội.
- Bỏ bã và chắt nước cốt để uống trực tiếp.
Bài thuốc 3: Sử dụng nước lá đào để ngâm vết thương trên da
Nguyên liệu: Lá đào (20 lá), nước (700ml).
Cách sử dụng:
- Lá đào sau khi được lựa chọn thì tiến hành rửa sạch và để ráo nước.
- Cho lá đào vào nước và đun sôi kỹ thì tiến hành tắt bếp.
- Đợi nước nguội vừa phải, người bệnh có thể dùng để ngâm vùng da nhiễm tổ đỉa.
Với 3 cách này, người bệnh nên sử dụng kiên trì 2 lần/tuần trong vài ngày để thấy tác dụng hiệu quả của bài thuốc.
Ngoài cách chữa trị tổ đỉa bằng lá đào, người bệnh cũng nên tham khảo cách chữa bằng tỏi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc thu thập được những thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề trên: Các cách chữa tổ đỉa bằng tỏi cho hiệu quả cực tốt.
Chữa tổ đỉa bằng lá khế
Lá khế có nhiều công dụng trong chữa trị bệnh da liễu bao gồm cả tổ đỉa. Cụ thể, với đặc tính thanh mát nên lá khế có tác dụng sát khuẩn, giảm đau và ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng.
Bài thuốc 1: Sử dụng nước lá khế để ngâm
Nguyên liệu: Lá khế (1 nắm), muối hạt.
Cách sử dụng:
-
- Chuẩn bị lá khế và rửa sạch sau đó tiến hành vò nát.
- Đun sôi lá khế với lượng nước vừa đủ. Chờ đến khi sôi thì bỏ thêm muối và tắt bếp.
- Để nước nguội bớt, tiến hành đổ nước ra chậu sau đó ngâm trực tiếp vùng da bị tổ đỉa vào nước.
- Trong quá trình ngâm, có thể sử dụng bã lá khế xoa nhẹ lên da để tăng công dụng của bài thuốc này.
Bài thuốc 2: Sử dụng bã lá khế
Nguyên liệu: Lá khế, nước cốt chanh.
Cách sử dụng:
- Lá khế đã chuẩn bị đem rửa sạch và giã nát.
- Thêm 2 thìa nước cốt chanh vào và khuấy đều.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da chứa mụn nước.
- Giữ nguyên trong nửa tiếng và rửa lại cùng nước sạch.
- Cũng giống như lá đào, người bệnh nên sử dụng lá khế 2 lần/tuần trong vài ngày để thấy hiệu quả.
Chữa tổ đỉa bằng cây vòi voi
Cây vòi voi trong dân gian có tên gọi là Cẩu vĩ trùng. Đây là loại dược liệu quý hiếm và đa công dụng bởi theo nhiều ghi chép cả thân, lá và rễ của cây để được sử dụng để chữa bệnh.
Cây vòi voi có tính the mát, vị đắng nhẹ nên được biết đến với lợi ích giảm đau, kháng viêm cực hiệu quả. Do đó, chúng thích hợp trong điều trị các bệnh nhiễm trùng như viêm da cơ địa, tổ đỉa, lang ben,..
Dưới đây là hai cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian bằng vòi voi cực đơn giản nên có thể làm tại nhà như sau:
Bài thuốc 1: Đắp cây vòi voi cùng giấm
Nguyên liệu: Thân và lá vòi voi, giấm.
Cách sử dụng:
- Lá và thân cây vòi voi được chuẩn bị sẵn và đem rửa sạch sau đó tiến hành ngâm với nước muối.
- Sau 15 phút vớt cây vòi voi ra và thái nhỏ.
- Sau đó, cho nguyên liệu vào chảo đảo đều tay đồng thời thêm ít giấm và tiếp tục đảo cho đến khi xuất hiện màu vàng thì dừng.
- Sử dụng khăn xô mỏng gói tất cả hỗn hợp trên và chườm đều lên vùng tổn thương. Thực hiện tương tự khoảng 2 lần thì dừng lại.
Để bài thuốc có tác dụng tốt, người bệnh nên thực hiện ngày 2 lần trong vài tuần liên tiếp.
Bài thuốc 2: Đắp bã vòi voi
Cũng giống như các bài thuốc đắp bã khác, vòi voi được rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó dùng hỗn hợp vừa giã đem đắp trực tiếp lên da khoảng 30 phút. Cuối cùng tiến hành rửa lại với nước ấm sạch.
Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày trong 4 tuần bạn sẽ thấy cơ thể giảm ngứa ngáy nhanh chóng.
Bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc 3 loại dược liệu dễ tìm đồng thời cho hiệu quả điều trị tổ đỉa cao. Tuy nhiên, để công dụng bài thuốc đạt hiệu quả tối đa nên trước khi sử dụng người bệnh cần biết:
- Các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian nói trên đã được minh chứng từ xa xưa và đến nay thuốc vẫn phát huy được công dụng của nó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả đem lại là khác nhau.
- Cần dừng ngay việc chữa trị nếu người bệnh nhân nhận thấy có dấu hiệu dị ứng với các dược liệu dân gian.
- Đối với những trường hợp bệnh nặng và nghiêm trọng, người bệnh không nên sử dụng bài thuốc này mà tốt hơn hết nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Như vậy, các cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian đều là các phương pháp đơn giản, dễ làm mà lại cho hiệu quả cao. Do đó người bệnh có thể lựa chọn các bài thuốc và điều trị tại nhà, tuy nhiên cần tham khảo bác sĩ trước khi tiến hành điều trị bệnh tổ đỉa để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Theo: ISMQ