Bộ xương người được coi là khung của cơ thể, chiếm khoảng 20% toàn trọng lượng chúng ta. Bộ xương đảm nhận vai trò tạo ra những chuyển động cho cơ thể, tạo máu và là lá chắn bảo vệ nội tạng bên trong cơ thể. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ quan này.
Thông tin cơ bản về bộ xương người
Bộ xương người được coi là khung trung tâm của toàn cơ thể. Thành phần hợp thành bộ xương người bao gồm:
- Các xương
- Hệ thống sụn
- Mô liên kết
- Hệ thống gân
- Các dây chằng.
Bộ xương ở mỗi giới có sự khác biệt lớn. Xương của nữ giới thường mảnh hơn và phần xương chậu phát triển hơn. Bộ xương của nam giới sẽ chắc khỏe và dài hơn.
Theo độ tuổi, số lượng xương cũng thay đổi rõ rệt. Trẻ em có số lượng xương lớn nhất, rơi vào trên 300 chiếc. Người trưởng thành thường có 206 xương trong hệ thống xương.
Cấu tạo của bộ xương người
Cấu tạo khung xương người có 2 phần chính:
- Bộ xương trục: Gồm xương cột sống, xương mặt và xương móng.
- Xương phần phụ: Là xương tại các vị trí như ức, các chi, vùng chậu và bàn tay – bàn chân.
Trong đó mỗi xương lại được cấu thành từ 3 lớp cơ bản dưới đây:
- Màng xương: Đây là lớp màng bao bọc ở bên ngoài xương, khá cứng nhằm mục đích bảo vệ xương bên trong.
- Xương đặc: Nằm ngay bên dưới màng xương, đặc điểm nhận diện của xương đặc là màu trắng, nhẵn và cứng cáp.
- Xương xốp: Đây là phần lõi bên trong của xương, nằm ở phần trung tâm và mềm hơn so với xương đặc. Xương xopps thường xuất hiện các lỗ nhỏ, rỗng và có nhiệm vụ chứa tủy bên trong.
Ngoài ra, cấu tạo của xương người còn gồm các phần khác như:
- Sụn: Bao quanh đầu xương, chứa chất dẻo để giúp xương chuyển động nhịp nhàng. Nếu lớp sụn bị mòn đi sẽ dẫn tới những bệnh lý về khớp như viêm khớp, thấp khớp,…
- Các khớp xương: Là vị trí mà các xương kết nối với nhau.
- Hệ thống dây chằng: Đây là các dải mô gắn kết với nhau ở phần giữa các xương.
- Hệ thống gân: Là hệ thống các dải mô đảm nhiệm chức năng nối đầu xơ với các xương.
Bộ xương người có chức năng gì?
Bộ xương người đảm nhận rất nhiều vai trò, điển hình là tạo hình dáng cho cơ thể chúng ta. Chi tiết các chức năng của khung xương như sau:
- Hỗ trợ di chuyển: Sự phối hợp giữa các mô, gân, cơ và xương sẽ giúp cơ thể thực hiện các chuyển động nhịp nhàng.
- Sản sinh ra các tế bào máu: Tủy xương trong bộ xương của người chính là cơ quan chính sản xuất ra tế bào máu (hồng cầu và bạch cầu).
- Bảo vệ nội tạng bên trong: Xương hỗ trợ bảo vệ hộp sọ, tim phổi, tủy sống,…
- Chứa đựng và lưu trữ khoáng chất: Bộ xương cũng là nguồn lưu trữ và cung cấp lượng khoáng chất lớn như vitamin D, canxi,…cho cơ thể.
Giải phẫu bộ xương trục
Số lượng xương trong bộ xương trục là 80 xương. Giải phẫu bộ xương trục gồm:
Xương sọ
Xương sọ hay còn gọi là hộp sọ hoặc vỏ não. Phần xương này có mối liên kết chặt chẽ với các giác quan trên cơ thể. Thành phần tạo nên xương sọ gồm 22 xương được phân bổ tại các vị trí như:
- Hộp sọ: 8 xương sọ để cấu thành nên hộp sọ
- Ở mặt: 14 xương mặt để tạo nên khuôn mặt.
Các xương nhỏ ở tai
Trong ống tai người có 6 xương nhỏ để tạo thành tổ chức thính giác. Mỗi bên có 3 xương thính giác nhỏ là: Xương búa, xương bàn đạp và xương đe.
Xương móng
Đây là xương có hình dạng chữ U nằm ở vị trí trước cổ, giữa hàm dưới. Đồng thời xương móng cũng được coi là sụn có kích thước lớn nhất của thanh quản. Chiếc xương này không liên kết với xương nào trong khung xương, giữ vai trò thành điểm bám của hệ thống dây chằng và các cơ.
Xương mặt
Cấu tạo xương mặt gồm các xương hàm và da nhưng không trực thuộc não bộ. Trong đó xương hàm là phần chính cấu thành xương mặt. Xương hàm dưới nằm ở vị trí thấp nhất trên khuôn mặt, là xương khỏe nhất và có kích thước lớn nhất.
Cột sống
Giải phẫu cột sống gồm 26 xương:
- 24 xương liên tiếp đầu tiên là các đốt sống
- 1 xương cùng
- 1 xương cụt.
Trong đó xương cùng và xương cụt đảm nhiệm chức năng hỗ trợ chuyển động ngồi của cơ thể. Đồng thời chúng cũng chính là điểm gắn kết hệ thống các dây chằng.
Giải phẫu xương phần phụ
Ngoài xương chính, bộ xương người còn có 125 xương phần phụ:
Xương ức
Là vị trí kết nối giữa hai cánh tay với xương trục. Xương ức được tạo nên từ xương bả vai và xương đòn.
Xương chi trên
Chi trên là tên gọi của hai cánh tay. Thường mỗi tay chứa 30 xương phân bổ từ cánh tay tới các ngón tay.
Xương chậu
Xương chậu có nhiệm vụ gắn xương chân vào khung xương trục. Giải phẫu xương chậu gồm 3 phần chính: Xương hông, hố chậu và mào lược xương mu.
Xương chân
Giống như xương tay, xương chân cũng gồm 30 chiếc xương từ phần đùi tới các ngón chân. Sự phối hợp nhịp nhàng của 30 chiếc xương này sẽ giúp tạo nên chuyển động cho chân.
Làm sao để giữ cho hệ xương luôn chắc khỏe?
Bộ xương người là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng nhưng rất dễ mắc phải các vấn đề như: Gãy xương, viêm khớp, loãng xương, thoái hóa,.. Do đó việc giữ cho xương luôn chắc khỏe rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích giúp hệ xương luôn dẻo dai, khỏe mạnh:
- Tăng cường bổ sung canxi từ nguồn thực phẩm như hạnh nhân, các loại sữa, rau có màu xanh lá đậm, cá hồi.
- Bổ sung thêm vitamin D để xương khỏe mạnh hơn.
- Uống nhiều nước, giữ cân nặng hợp lý.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
- Thận trọng trong các chuyển động mạnh, liên tục như leo cầu thang, chơi thể thao để tránh té ngã sẽ làm xương bị tổn thương.
Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về bộ xương người. Bạn hãy lưu lại ngay những thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi!