Biến chứng viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. Trong đó đặc biệt phải kể đến mắt, da, tim, phổi. Vậy cụ thể viêm khớp dạng thấp sẽ để lại biến chứng gì? Tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!
Y học hiện đại xếp viêm khớp dạng thấp vào nhóm bệnh tự miễn với các triệu chứng điển hình như đau nhức vùng khớp tổn thương, cứng khớp. Nếu không can thiệp điều trị từ sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên nhiều bộ phận khác nhau. Một số biến chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải là:
Biến chứng gây tổn thương xương khớp
Đương nhiên, viêm khớp dạng thấp chắc chắn sẽ gây tổn thương trước tiên đến khớp. Các triệu chứng đau và cứng khớp sẽ trở nên trầm trọng hơn theo giai đoạn phát triển nặng thêm của bệnh. Những tổn thương khớp mà người bệnh phải đối mặt gồm:
- Sụn khớp và các xương xung quanh bị phá hủy
- Mất sụn gây nên tình trạng xương bị biến dạng, khớp bị bất động
- Mật độ xương giảm gây loãng xương, đặc biệt ở người hay hút thuốc, phụ nữ lớn tuổi và đối tượng dùng thuốc Corticoid trong điều trị viêm khớp dạng thấp
- Hội chứng ống cổ tay là tình trạng xảy ra khi cách dây thần kinh bị chèn ép quá mức, việc kiểm soát hoạt động ở cánh tay trở nên khó khăn hơn. Người bệnh thấy nhức cổ tay, mất cảm giác ở cổ tay hoặc ngứa ran ở ngón tay cái…
Một số tổn thương đến sụn khớp không thể phục hồi. Các phương pháp điều trị mà người bệnh áp dụng chỉ có thể cải thiện, làm chậm quá trình phá hủy sụn.
Biến chứng ảnh hưởng đến da
Sau hệ thống xương khớp, viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến da. Cụ thể, khoảng 40% viêm khớp dạng thấp sẽ hình thành hạt dưới da hay nốt thấp khớp. Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở vùng ngón tay, gót chân, cẳng tay… báo hiệu bệnh đang dần nghiêm trọng hơn.
Các hạt có thể hình thành đột ngột, cũng có thể phát triển to dần về kích thước theo thời gian. Quá trình phát triển cũng gây ra một số ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như tim, phổi…
Biến chứng viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến da còn có viêm mạch. Tình trạng viêm ở các mạch máu là nguyên nhân hình thành các đốm trên da. Các đốm này giống với các vết loét, có thể phát triển lan rộng, ảnh hưởng đến dây thần kinh, hoạt động tứ chi và nội tạng.
Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bị phát ban. Các vết đỏ xuất hiện trên có thể để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Biến chứng viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt
Mắt là bộ phận có thể bị ảnh hưởng bởi viêm khớp dạng thấp mà phổ biến nhất là viêm thượng củng mạc. Lớp màng mỏng bao phủ bên ngoài lòng trắng của mắt bị viêm, dẫn đến tình trạng đau – đỏ mắt. Lâu dần, người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ bị mất thị lực.
Viêm khớp dạng thấp là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Sjogren. Thông thường, khi hệ thống miễn dịch tấn công vào tuyết nước mắt sẽ gây hội chứng này. Mắt người bệnh khô, cộm ở giai đoạn đầu. Sau đó có thể bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo ở vùng kết mạc gây giảm thị lực.
Biến chứng đau cổ
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra biến chứng đau và cứng ở vùng cổ. Tình trạng đau sẽ trầm trọng hơn khi người bệnh quay đầu hoặc thực hiện một số các vận động khác liên quan đến bộ phận này.
Tình trạng đau cổ có thể được cải thiện nhanh chóng bằng việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc thực hiện vật lý trị liệu, bài tập ở vùng cổ. Người bệnh cần thông báo nếu gặp phải biến chứng này để có biện pháp can thiệp nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Biến chứng ảnh hưởng đến tim
Người mắc viêm khớp dạng thấp có thể để lại biến chứng viêm màng ngoài tim hoặc viêm màng bao quanh tim. Biến chứng bùng phát thành từng đợt. Nếu diễn ra trong thời gian dài mà không được can thiệp, tim người bệnh sẽ dày hơn, căng lên. Chức năng hoạt động của tim vì vậy bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, các bác sĩ cho biết hạt dưới da gặp phải ở người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể hình thành ở tim, gây viêm cơ tim. Dù không phổ biến song người bệnh cần hết sức cẩn trọng.
Biến chứng ảnh hưởng đến mạch máu
Mạch máu của người bệnh cũng có thể gặp phải một số vấn đề. Cụ thể, một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ tác động làm giảm số lượng hồng cầu vốn thực hiện chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ bị thiếu máu, mệt mỏi cùng hàng loạt các triệu chứng khác như đau đầu, mất sức mạnh, ngủ không ngon giấc, chuột rút gân…
Người bệnh cũng có thể bị tăng tiểu cầu. Biến chứng viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mạch máu này xảy ra khi xuất hiện viêm trong thể. Nhiệm vụ chính của tiểu cầu là là đông máu, cầm máu khi bị thương. Tuy nhiên, nếu số lượng tiểu cầu tăng quá nhiều có thể dẫn đến đau tim, thậm chí là đột quỵ.
Viêm khớp dạng thấp là tăng nguy cơ mắc hội chứng Felty. Hội chứng này xảy ra do số lượng bạch cầu quá thấp và lá lách mở rộng. Người mắc hội chứng có thể bị ung thư hạch, ung thư các tuyến bạch huyết.
Biến chứng ảnh hưởng đến phổi
Viêm khớp dạng thấp có thể gây nên một số biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Cụ thể, 2 biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi hoặc viêm màng phổi. Việc thở của người bệnh trở lên khó khăn hơn, sức khỏe cũng bị giảm sút nghiêm trọng.
Ngoài ra, hạt dưới da có thể hình thành phổi. Thường, biến chứng này không nguy hiểm nhưng đôi khi người bệnh có thể bị xẹp phổi, ho ra máu, nhiễm trùng…
Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý liên quan đến phổi khác như viêm phổi kẽ, tăng áp phổi… Ảnh hưởng của một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp đến phổi là điều mà người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi dùng.
Để phòng ngừa các biến chứng viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần thực hiện điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm nâng cao hệ thống miễn dịch, sức khỏe tổng thể.
Trên đây là các biến chứng viêm khớp dạng thấp và những nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải. Hãy cẩn trọng, thực hiện thăm khám và điều trị đúng cách, phù hợp để không khiến sức khỏe của bản thân bị ảnh hưởng.