Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động cũng như khiến cho chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi lớp đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu và gây chèn ép lên bao xơ. Điều này khiến cho bao xơ bị nứt rách và khiến cho nhân nhầy tràn ra, từ đó gây chèn ép lên các rễ thần kinh và ống sống.
Ở đa số các trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể được chữa khỏi trong thời gian khoảng 6 tháng mà không cần thiết phải thực hiện phẫu thuật.
Thời gian đầu, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng khi những phương pháp bảo tồn không mang đến hiệu quả cao. Ngoài ra, trong trường hợp cơ đau trở nên nghiêm trọng, cơ bắp yếu, bàng quang bị mất kiểm soát, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.
Khi điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng đau nhức. Thông thường, các triệu chứng sẽ được cải thiện trong thời gian từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, để tránh bệnh bị tái phát trở lại, bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp.
Thoát vị đĩa đệm có tự khỏi?
Thông thường, những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra có thể được cải thiện dựa vào 3 tiêu chí quan trọng sau:
- Sự phản ứng miễn dịch của cơ thể: Ở một số trường hợp, cơ thể của bạn sẽ nhận thấy được đĩa đệm bị tổn thương. Điều này có thể khiến cho kích thước của đĩa đệm bị suy giảm. Bên cạnh đó, những protein gây viêm cũng được loại bỏ. Từ đó sẽ giúp cho cơn đau được cải thiện rõ rệt.
- Mức độ hấp thụ nước của đĩa đệm: Thông thường, những mảnh đĩa đệm bị thoát vị thường chứa một lượng nước vừa phải. Theo thời gian, cơ thể sẽ hấp thụ lượng nước này và giúp thu nhỏ kích thước của khối thoát vị.
- Lớp cơ học đĩa đệm: Các bác sĩ cho rằng, những bài tập mở rộng sẽ có tác dụng khiến cho đĩa đệm bị thoát vị chuyển vào vị trí cũ và giúp các dây thần kinh được giải nén.
Biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
1. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
Việc nghỉ ngơi sẽ giúp các cơn đau được thuyên giảm một cách rõ rệt. Khi bị đau, bệnh nhân nên hạn chế thực hiện các hoạt động như nâng đồ vật hay tập thể dục. Sau khi nghỉ ngơi, bệnh nhân nên hoạt động nhẹ nhàng để các cơ và khớp không bị căng cứng.
Để giảm đau, bệnh nhân có thể cân nhắc chườm nóng hoặc chườm lạnh. Bạn nên chườm nóng lạnh luân phiên hoặc áp dụng các biện pháp nếu cảm thấy phù hợp.
2. Dùng thuốc giảm đau
Một số thuốc giảm đau không kê đơn như Naproxen , Ibuprofen có tác dụng giảm sưng và cải thiện cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc quá 10 ngày nếu như không có sự chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, để giảm chứng co thắt ở vùng lưng, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc giãn cơ. Theo đó, những thuốc giảm đau thần kinh thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân phải kể đến như Duloxetine, Amitriptyline, Tramadol , Pregabalin…
3. Thực hiện vật lý trị liệu
Những bài tập vật lý trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng cũng như cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Theo đó, khi thực hiện vật lý trị liệu, người bệnh sẽ được:
- Thực hiện các bài tập kéo căng để giúp các cơ được linh hoạt.
- Tập các bài tập thể dục nhịp điệu như đi xe đạp tĩnh, đi bộ trên máy đi bộ.
- Chườm nóng và chườm lạnh.
- Xoa bóp, massage để giúp các triệu chứng được thuyên giảm.
- Kích thích bằng điện cơ.
4. Liệu pháp tiêm ngoài màng cứng
Nếu như bệnh nhân nghỉ ngơi đầy đủ, áp dụng vật lý trị liệu và dùng thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc Steroid vào xung quanh dây thần kinh của cột sống. Thuốc Steroid có tác dụng giảm sưng, giúp người bệnh giảm đau và di chuyển dễ dàng hơn.
Để có thể xác định được chính xác vị trí tiêm thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT hoặc X – Quang. Ngoài ra, để giảm đau hiệu quả, bệnh nhân cần phải tiêm Steroid nhiều lần.
5. Thực hiện phẫu thuật
Đa số những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không cần thực hiện phẫu thuật. Việc thực hiện các biện pháp điều trị bảo tồn và nghỉ ngơi hợp lý sẽ có thể giúp cho các triệu chứng được cải thiện chỉ sau 4 đến 6 tuần. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Theo đó, việc phẫu thuật thường áp dụng khi:
- Triệu chứng bệnh không có dấu hiệu được cải thiện khi thực hiện vật lý trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau, tiêm ngoài màng cứng.
- Những triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân gặp khó khăn khi đi bộ hoặc đứng.
- Không thể kiểm soát được bàng quang hoặc ruột.
Biện pháp bảo vệ cột sống
Trên thực tế, các khối thoát vị sẽ rất khó để hồi phục hoàn toàn mặc dù đã được điều trị tích cực. Bên cạnh đó, tình trạng thoát vị có thể bị tái phát trong tương lai. Chính vì vậy, để ngăn chặn nguy cơ bệnh bị tái phát trở lại cũng như bảo vệ cột sống, bạn nên lưu ý:
- Luôn duy trì ở tư thế đứng và ngồi thẳng. Nếu như bắt buộc phải đứng trong thời gian dài, bạn nên gác một bên chân lên ghế thấp nhằm làm giảm áp lực.
- Cần hết sức thận trọng khi nâng vác các vật nặng. Bạn không nên uốn cong lưng để tránh gây thoát vị đĩa đệm và gây áp lực lên phần lưng.
- Duy trì cân nặng ổn định, tránh béo phì, thừa cân bởi sẽ gây áp lực lên phần lưng.
- Không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia…
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Mọi vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên của bài viết. Để tránh nguy cơ bị tái phát trở lại, bệnh nhân nên có kế hoạch phù hợp để bảo vệ vùng cột sống. Nếu còn bất cứ vấn đề nào còn thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.