Ngày càng có nhiều căn bệnh liên quan đến cơ xuất hiện, trong đó có căn bệnh teo cơ. Một tình trạng khiến cơ bắp bị mất khối lượng, từ đó dẫn đến việc các cơ bị yếu đi. Gây hạn chế và hạn chế trong các hoạt động bình thường. Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì rất dễ hình thành các biến chứng nguy hiểm. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi dành ra 10 phút để tìm hiểu những thông tin về bệnh nhé!
Bệnh teo cơ là gì?
Bệnh teo cơ còn được gọi với tên gọi khác là suy nhược cơ bắp. Đây chính là một thuật ngữ ám chỉ hiện tượng cơ xương mất khối lượng theo thời gian chỉ xảy ra. Xảy ra trong trường hợp bị mất cân bằng giữa thoái hóa và tổng hợp protein trong cơ thể.
Căn cứ theo điều kiện sức khỏe của mỗi cá nhân hay thời gian khi không hoạt động mà teo cơ có thể đảo ngược hoàn toàn so với những hoạt động thể chất khác. Đáng chú ý nếu xây dựng liệu pháp về dinh dưỡng khoa học thì có thể giúp tăng cường thêm khối lượng cơ bắp, mỡ cũng như nhanh chóng hồi phục các cơ bị teo.
Trường hợp các cơ bị teo do xuất phát từ bệnh lý tiềm ẩn nào đó như bệnh ung thư thì chắc chắn không chữa hồi phục được hoàn toàn. Còn một số bệnh về cơ như teo cơ và loạn dinh dưỡng sẽ rất dễ làm hệ thống các dây thần kinh bị tổn thương. Điển hình là đột quỵ, chấn thương tủy sống và nguy hiểm hơn là tử vong.
Nguyên nhân của bệnh teo cơ
Có thể bạn chưa biết, chính xương và cơ là nơi để lưu trữ các axit amin quan trọng trong cơ thể. Sử dụng làm nơi sản xuất phần năng lượng mỗi khi phát sinh nhu cầu. Trong trường hợp nhu cầu về trao đổi chất nhiều hơn nguồn protein tổng hợp thì đương nhiên dẫn đến hiện tượng mất cân bằng về lượng cơ và bệnh teo cơ từ đó hình thành.
Hiện nay các chuyên gia đã xác định bệnh bệnh teo cơ có thể bắt nguồn từ các bệnh lý hay tình trạng khác nhau. Ví dụ như:
Suy dinh dưỡng
Dinh dưỡng cung cấp vào trong cơ thể bị thiếu sẽ làm xuất hiện chứng còi xương hoặc teo cơ. Đặc biệt là theo như các khuyến cáo đến từ Tổ chức Loãng xương quốc tế thì việc bổ sung ít rau xanh, trái cây và protein nạc sẽ làm cho khối lượng cơ bị giảm.
Thêm vào đó teo cơ xuất phát từ suy dinh dưỡng còn được phát triển sau những bệnh lý có thể làm cho khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bị suy giảm như bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích hay bệnh ung thư.
Tuổi tác
Khi tuổi cao thì cơ thể mặc định sẽ sản xuất lượng protein ít hơn các cơ thể trưởng thành nhằm thúc đẩy cơ bắp phát triển. Theo đó nó sẽ là cho những tế bào cơ bị co lại, hình thành lên bệnh teo cơ. Một vài nghiên cứu cho thấy có đến khoảng ⅓ người tuổi cao hay xuất hiện chứng teo cơ, hoặc có thể xuất hiện một vài triệu chứng khác như:
- Sức bền thấp
- Di chuyển khó khăn
- Cân bằng kém, yếu ớt hoặc mất đi sức mạnh
Các bệnh lý liên quan khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì teo cơ còn xuất hiện do một số nguyên nhân khác như:
- Đa xương khớp: Là tình trạng dạng tự miễn, hình thành trên cơ thể để phá hủy hết các lớp phủ giúp bảo vệ cho dây thần kinh.
- Viêm xương khớp: Những bệnh lý về xương khớp thường làm cho hoạt động tại khớp bị hạn chế, gia tăng thêm khả năng bị teo cơ.
- Teo cơ tủy sống: Là tình trạng có khả năng tự miễn dịch nên hay dẫn đến dây thần kinh bị viêm và cơ bị yếu.
- Bệnh teo cơ, xơ cứng 1 bên: Tình trạng này làm ảnh hưởng không tốt đến những tế bào thần kinh đang thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cơ tự nguyện.
- Bên cạnh đó còn xuất phát từ bệnh bại liệt, bệnh về thần kinh, loạn dưỡng cơ, viêm da cơ, teo cơ tủy sống, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, teo cơ do di truyền hay teo cơ do dùng thuốc,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh teo cơ
Một dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất xuất phát từ bệnh teo cơ chính là phần cơ nạc bị mất khối lượng đáng kể. Tuy nhiên sự thay đổi này khiến cho người bệnh phát hiện khó nếu bị béo phì hay phù nề. Đặc biệt các biểu hiện bệnh thường khác nhau tùy theo nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ của việc mất cơ.
Ngoài biểu hiện cơ sinh học giảm khối lượng thì teo cơ còn xuất hiện thêm một vài dấu hiệu khác như:
- Một chân hay cánh tay nhỏ đi bất thường so với chân hoặc tay còn lại
- Một chi cụ thể nào đó đã bị yếu
- Người bệnh bị khó khăn khi giữ thăng bằng
- Chân và tay nhỏ hơn nhiều so với các trường hợp cùng tuổi
- Trong thời gian khá dài không hoạt động bằng thể chất
Teo cơ khiến cho người gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như leo cầu thang, đi bộ, thậm chí là tự nhiên té ngã liên tục. Một số trường hợp teo cơ tại cổ họng còn làm hình thành việc khó nuốt và bị khó thở nếu teo tại cơ hoành. Thường thì bệnh sẽ ít khi phát hiện được ra từ giai đoạn đầu mà đến khi lượng cơ trong cơ thể mất đi đáng kể mới bắt đầu phát hiện ra. Lúc này thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng rồi.
Cách chữa trị bệnh teo cơ
Tùy thuộc vào nguyên nhân hình thành lên bệnh teo cơ mà sẽ có tương ứng các phương pháp chữa trị khác nhau. Mục tiêu chung của các phương pháp chữa trị này chính là làm đảo ngược hay chậm đi quá trình mất cơ. Đó là:
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách và thường xuyên sẽ góp phần hỗ trợ cho cơ bắp giảm ngược teo cơ. Một số hoạt động chính là đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ hoặc bơi lội. Bên cạnh chức năng cải thiện teo cơ thì các bài tập này cũng giúp tăng hấp thụ các axit amin để giảm tổn thương đến cơ bắp.
Tuy nhiên tránh việc tập bừa bãi, tập quá sức. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc trao đổi cùng các nhà hướng dẫn tập vật lý trị liệu để nhận được những bài tập an toàn và phù hợp nhất.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng được đánh giá là một cách chữa trị hiệu quả dành cho người đang bị teo có. Mục đích chính để ngăn ngừa hiện tượng bất động. Ngoài ra việc tập phù hợp còn mang lại những lợi ích đặc biệt cho người teo cơ như:
- Tăng cường lưu thông máu
- Giảm tình trạng chuột rút, cơ cứng hay cơ bị co thắt nhiều, liên tục
- Gia tăng thêm sức mạnh từ cơ bắp
Những liệu pháp vật lý hay được áp dụng nhiều là chườm đá, nhiệt, kích thích điện và kích thích siêu âm. Tùy theo sức khỏe và mức độ teo cơ thì bệnh nhân nên lựa chọn một bài tập phù hợp nhất.
Phẫu thuật
Các chuyên gia đã khẳng định phẫu thuật không là cách chữa trị phổ biến cho người bị teo cơ. Nó chỉ được thức hiện khi mà những liệu pháp chữa trị trên không mang lại hiệu quả, trường hợp teo cơ liên quan đến chấn thương, suy dinh dưỡng hoặc thần kinh.
Phẫu thuật sẽ giúp điều chỉnh sự co cứng từ cơ nếu teo cơ có liên quan đến suy dinh dưỡng. Ngoài ra thì phương pháp này cũng đạt hiệu quả tốt trong điều chỉnh teo cơ khi rách dây chằng, gân hay da căng quá mức mà bệnh nhân cử động không được.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh teo cơ mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, đáp ứng đầy đủ những thắc mắc đang tìm kiếm. Từ đó giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này, nắm bắt cách chữa trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn