Bệnh Scheuermann là một trong những bệnh liên quan đến xương sụn với triệu chứng biến đổi thân đốt sống. Những người mắc bệnh lý này thường đối mặt với nguy cơ gù vẹo và cột sống cao. Để hiểu rõ hơn về bệnh, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Bệnh Scheuermann là gì?
Bệnh Scheuermann (còn gọi là thoái hóa xương sụn cột sống) là một bệnh về hoại tử xương sụn cột sống khiến người bệnh đối mặt với triệu chứng gù lưng, đau lưng, cong vẹo xương… Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên từ 10 – 16 tuổi.
Bệnh Scheuermann khiến các đốt sống bị thoái hóa và ảnh hưởng đến sự phát triển xương khớp. Những người mắc bệnh Scheuermann gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tư thế chủ động ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh Scheuermann
Hiện nay, chưa có khẳng định chính xác về nguyên nhân gây bệnh Scheuermann. Tuy nhiên, có khá nhiều giả thuyết khoa học cho rằng bệnh xuất phát từ những tổn thương nguyên phát đó là việc rối loạn tại đĩa sụn đang phát triển.
Ở những trẻ vị thành niên từ 10 – 16 tuổi, khi xương sụn phát triển không đúng sẽ gây biến dạng đốt sống như đốt sống ngực bị thấp hoặc các đốt sống ở thắt lưng bị cao… Sự phát triển bất thường này gây ra triệu chứng gù, biến dạng cột sống…
Ngoài ra, các yếu tố như nội tiết, chuyển hóa, cơ học, chấn thương, lao động quá sức, chơi các môn thể thao nặng… có thể ảnh hưởng đến hệ xương ở những trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Lúc này, trẻ gặp tình trạng canxi hóa sụn cao. Yếu tố duy truyền cũng là một nguyên nhân tăng nguy cơ hình thành bệnh.
Triệu chứng bệnh Scheuermann
Những triệu chứng bệnh thoái hóa xương sụn cột sống thường gặp ở trẻ từ 10 – 16 tuổi. Những trẻ mắc bệnh này thường có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Trẻ bị gù lưng, xuất hiện đường cong ở lồng ngực…
- Thường xuyên đối mặt với các cơn đau lưng, đau cổ mức độ nhẹ đến nặng.
- Trẻ cảm nhận rõ các cơn đau khi ngồi hoặc đứng lâu, khi hoạt động thể thao mạnh…
- Ảnh hưởng đến sự phát triển và chiều cao của trẻ.
- Ở các đường cong xương trên cơ thể xuất hiện tình trạng da ửng đỏ…
- Khả năng vận động linh hoạt bị hạn chế.
- Trẻ thường xuyên mất cân bằng, giảm việc kiểm soát đi lại và hoạt động.
Bệnh Scheuermann có nguy hiểm không?
Bệnh Scheuermann có thể tự khỏi khi trẻ trường thành. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra không ít biến chứng nguy hiểm như:
- Trẻ không thể phát triển thêm về chiều cao.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể, khả năng hoạt động của các chi.
- Khả năng vận động bị hạn chế, thậm chí gây tàn phế khi xương cột sống phát triển bất thường.
- Tăng dung tích phổi gây khó thở hoặc các vấn đề về hô hấp.
Như vậy có thể thấy, bệnh Scheuermann là một trong những bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, trẻ cần được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chữa trị kịp thời.
Cách chẩn đoán bệnh Scheuermann
Các phương pháp chẩn đoán bệnh Scheuermann thường được các bác sĩ chỉ định là:
Đánh giá độ cong cột sống
Phương pháp đánh giá độ cong cột sống qua đo góc Cobb. Những người có độ cong từ 45 độ trở lên chứng tỏ đang gặp vấn đề về cột sống.
Chụp X-quang
Giúp phát hiện cột sống có những bất thường gì, dây thần kinh có bị chèn ép hay không… Từ đó, các bác sĩ sẽ có đánh giá sơ bộ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Chụp cộng hưởng từ MRI và chụp CT
Đây là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng khi các bác sĩ nghi ngờ tủy sống của người bệnh bị chèn ép. Ngoài ra, các phương pháp này cũng giúp loại bỏ nguyên nhân khác gây nên tình trạng cong vẹo cột sống bất thường.
Đánh giá chức năng phổi
Do bệnh Scheuermann có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Do đó, những người mắc bệnh thường được các bác sĩ chỉ định việc kiểm tra chức năng phổi để có những phương pháp kiểm soát và điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh Scheuermann
Trong nhiều trường hợp, bệnh Scheuermann ở trẻ có thể tự khỏi mà không gây nên biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu xương cột sống không thể tự điều chỉnh mà ngày càng biến dạng có thể khiến người bệnh đối mặt với bệnh trong thời gian dài.
Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh Scheuermann với các phương pháp được bác sĩ chỉ định sau:
Dùng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị Scheuermann nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng bệnh, hạn chế bệnh trở nặng. Các loại thuốc này bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Như Acetaminophen, Paracetamol… giúp giảm triệu chứng đau lưng và khó chịu ở người bệnh. Một số trường hợp đau nặng, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau gây nghiện như: Morphine, ..
- Thuốc kháng viêm không steroid: Như Naproxen, Ibuprofen… giảm nguy cơ viêm và biến chứng của bệnh.
- Thuốc chống trầm cảm: Trường hợp tình trạng bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của người bệnh sẽ được kê đơn dùng thuốc chống trầm cảm.
Dùng nẹp lưng
Sử dụng nẹp lưng giúp kiểm soát tình trạng cột sống cong vẹo và gù từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Thông thường, trẻ bị bệnh thoái hóa xương sụn cột sống sẽ được đeo nẹp cho tới khi trưởng thành.
Vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng trong suốt thời gian trẻ phát triển và trưởng thành. Các phương pháp này giúp cải thiện tình trạng bệnh cũng như phòng ngừa triệu chứng tái phát. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định kéo giãn cột sống lưng hoặc cơ gân kheo để cải thiện khả năng vận động.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường không được chỉ định nhiều đối với người bệnh Scheuermann. Bởi phương pháp này dễ kèm theo rủi ro nên chỉ áp dụng cho người bệnh nặng, không thể kiểm soát bệnh bằng các phương pháp khác. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ dùng nạng kết hợp trị liệu để làm lành cột sống.
Bệnh Scheuermann là một bệnh lý không nên xem thường bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám để điều trị bệnh sớm nhất. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để giúp quá trình điều trị phục hồi tốt nhất!