Mỗi một bộ phận trên cơ thể con người đều quan trọng, đều thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Bàn chân chính là một điểm thấp nhất trong cơ thể con người với nhiệm vụ là giúp cho con người có thể đứng thẳng, chạy, đi bộ hoặc là nhảy. Chính vì vậy chúng cần được quan tâm và bảo vệ đúng cách. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bàn chân là gì?
Như đã đề cập bàn chân là bộ phận thấp nhất trên cơ thể, nơi dồn hết trọng lượng cũng như cho phép cơ thể thực hiện trơn tru nhiều chuyển động khác nhau. Đây là cơ quan có cấu trúc riêng biệt, phức tạp, gồm khoảng hơn 100 cơ, xương, dây chằng, gân được bố trí hợp lý sao cho bàn chân giữ được cân bằng, hỗ trợ một số hoạt động chính như đi, đứng, chạy, nhảy,…
Vì là một cấu trúc tương đối phức tạp nên chúng rất dễ gặp các tổn thương. Phổ biến nhất là dãn dây chằng, rách dây chằng, viêm gân, bong gân, căng cơ, gãy xương hoặc là một vài vấn đề khác liên quan. Trong trường hợp bạn nghi ngờ mình bị tổn thương chân thì hãy đến bệnh viện thăm khám ngay để được đội ngũ bác sĩ chẩn đoán, chữa trị kịp thời.
Cấu tạo bàn chân
Cấu tạo của bàn chân sẽ được phân ra thành 03 phần chính đó là bàn chân trước, bàn chân sau và bàn chân giữa. Tồn tại trong các bộ phận này chính là các xương, cơ, khớp, gân, dây chằng. Các bộ phận cấu tạo cụ thể như sau:
Xương chân
Xương chân sẽ chia ra làm 03 loại dựa vào từng vị trí thành phần của bàn chân. Đó là:
- Bàn chân trước: Bao gồm ngón chân với tất cả là 15 xương ngón chân và 05 xương cổ chân. Đóng vai trò rất quan trọng giúp cho việc chuyển động ra phía trước của cơ thể.
- Bàn chân giữa: Được hình thành từ 05 xương hình giống kim tự tháp để tạo nên hình vòm chân. Với vai trò giúp ổn định chân và chịu lực.
- Bàn chân sau: Tạo thành mắt cá chân và gót chân. Tại phần sau này chỉ có 02 xương để nâng đỡ cho xương chân chính là xương mác và xương chày.
Khớp nối
Phần khớp nối sẽ được hình thành bắt đầu từ phần tiếp giáp của đoạn giữa 02 xương hoặc là nhiều xương. Ngón chân cái mỗi bên sẽ có 02 khớp là khớp giữa ngón chân cái và khớp cổ chân. Còn những ngón chân còn lại mỗi bàn sẽ có 03 khớp gồm khớp xương cổ chân tại gốc ngón chân, khớp đốt xa và khớp liên kết đốt sống ở giữa ngón chân.
Cơ chân
Phần cơ sinh học sẽ giúp kiểm soát các chuyển động từ bàn chân. Nó được hình thành từ cẳng chân, sau đó kết nối cùng xương chân bằng gân. Với những cơ chính xuất hiện trong một số chuyển động bàn chân như:
- Cơ chày sau giúp hỗ trợ cho vòm bàn chân
- Cơ chày ở trước giúp cho chân dễ dàng di chuyển lên bên trên
- Cơ Brevis, Peroneus Longus giúp kiểm soát những chuyển động phát sinh ngoài phần mắt cá chân
- Cơ gấp giúp ổn định ngón chân và giúp cho chúng có thể cuộn tròn lại được
Gân và dây chằng
Dây chằng được tạo thành từ các mô liên kết dạng sợi để giúp nối xương lại với nhau. Một số dây chằng chính quan trọng ở bàn chân như:
- Can dây chằng
- Dây chằng gót ghe gan bàn chân
- Dây chằng gót hộp
Gân Achilles chính là gân phổ biến nhất, nó chạy dọc từ bắp chân cho đến tận gót chân. Đây cũng là phần gân lớn mạnh nhất trong toàn bộ cơ thể. Giúp cho con người có thể thực hiện được nhiều động tác như nhảy, kiễng chân, leo cầu thang, chạy,…
Móng chân và da
Móng chân, da chính là các bộ phận ở bên ngoài chứ không phải là bộ phận quan trọng nhất của bàn chân. Nhưng lớp da dưới chân sẽ giúp bảo vệ cho xương, cơ, dây chằng, gân cũng như đẩy lùi nguy cơ bị nhiễm trùng. Còn móng chân thì giúp bảo vệ cho đầu ngón chân, không để cho các vật thể lạ làm tổn thương đến chân.
Chức năng của bàn chân
Bàn chân tuy nhỏ nhưng lại nắm giữ rất nhiều chức năng khác nhau như giữ thăng bằng, truyền trọng lượng hay hỗ trợ cho di chuyển. Một số chức năng phổ biến cụ thể bao gồm:
Truyền trọng lượng
Trọng lượng của toàn bộ cơ thể sẽ được truyền vào mặt đất bằng việc thông qua các ngón chân, vòm bàn chân và gót chân.
- Vòm bàn chân: Đóng vai trò tương tự như một chiếc lò xo vì chúng có tính đàn hồi nhờ gân và dây chằng. Đa số trọng lượng khi đứng sẽ được truyền vào xương bàn chân và ngón chân cái.
- Ngón chân: Thường chịu trọng lượng tại các tư thế chạy bộ thường hay đi nhanh
- Gót chân: Hỗ trợ ở phía sau cho vòm bàn chân
Giữ thăng bằng cho cơ thể
Cơ thể có thăng bằng được hay không là nhờ phần lớn vào bàn chân. Tư thế của bàn chân góp phần vào sử dụng để hạn chế việc té ngã hay việc không ổn định mỗi khi ngồi, đứng, nằm. Chính cơ lưng và cơ chân là 02 loại cơ thực hiện chức năng quan trọng này.
Hỗ trợ cho di chuyển
Bàn chân sẽ tham gia vào toàn bộ quá trình của cơ thể như chạy, nhảy, đi bộ,… Còn vòm và gót bàn chân cũng hỗ trợ trong việc thực hiện những chuyển động như lùi, xoay trái phải hoặc là xoay tròn. Ngoài ra việc di chuyển của bàn chân còn có sự góp mắt hỗ trợ từ khớp ngón chân và khớp ở mắt cá chân.
Vấn đề thường gặp liên quan đến bàn chân
Có thể khẳng định chân chính là bộ phận phải hoạt động xuyên suốt hàng ngày. Theo một vài thống kê cho rằng một người thường đi đạt đến tầm 120.000 dặn đến lúc 50 tuổi. Chính vì sự hoạt động liên tục và bền bỉ này cũng khiến cho cấu trúc của chân bị tổn thương.
Cũng giống như những bộ phận khác trên cơ thể thì bàn chân cũng có thể xuất hiện các bệnh lý khác nhau. Và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sinh hoạt không khoa học, làm việc quá sức, chấn thương,… Ví dụ như:
- Viêm gân
- Bong gân
- Gãy xương hoặc nứt vỡ
- Căng cơ, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp
- Ngoài ra còn xuất phát từ việc liên quan đến một số bệnh lý như tiểu đường, gout, nhiễm trùng,…
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bàn chân mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó hiểu rõ hơn về bộ phận này trên cơ thể và có cách bảo vệ chúng an toàn nhất. Xin chân thành cảm ơn!