Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì? Có nên tập thể thao hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Thoái hóa đốt sống cổ có nên tập thể dục?
Hệ thống cơ xương khớp của mỗi người thường được ví như một cỗ máy. Càng theo thời gian, chúng sẽ ngày càng bị thoái hóa và xuống cấp, khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau vô cùng dữ dội.
Nhân viên văn phòng, tài xế, thợ hớt tóc… là những đối tượng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất. Ngoài ra, người làm các công việc nặng nhọc như bốc vác cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ.
Khi cơ thể chịu áp lực quá lớn, các khớp sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực. Từ đó khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhiều người luôn nghĩ rằng, khi bị thoái hóa cần hạn chế vận động bởi nếu vận động thường xuyên sẽ khiến cho các cơn đau xảy ra dữ dội hơn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Khi các khớp cổ không vận động một cách thường xuyên, các đốt sống cổ sẽ nhanh chóng bị thoái hóa và trở nên kém linh hoạt. Càng về lâu, lớp cơ ở vùng cổ càng bị co cứng dần và đánh mất đi khả năng chịu lực. Chính vì vậy, khi bị thoái hóa, bạn nên thực hiện các bài tập thể dục để cải thiện tình trạng co cứng cổ.
Việc tập thể dục sẽ khiến cho các sụn khớp được bôi trơn và trở nên linh hoạt hơn. Từ đó giúp hạn chế các cơn đau do bệnh gây nên. Tuy nhiên, khi thực hiện các bài tập, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và không được bỏ dở giữa chừng. Nếu không, tình trạng bệnh lý không những không được cải thiện mà đôi khi còn trở nên trầm trọng hơn.
Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì?
Tập thể dục rất tốt cho người bệnh nhưng tập thế nào, các bài tập được thực hiện ra sao cũng là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số động tác có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ:
- Nằm sấp, nâng đầu gối: Úp mặt trên thảm, nâng đầu, ngực và vai lên. Tiếp theo, bạn cúi đầu xuống sao cho phần khoảng cách từ cằm đến ngực đạt ở mức nhỏ nhất. Tiếp theo, bạn ngẩng cổ lên phía trên để các vùng cơ kéo dãn ra. Bạn giữ tư thế này trong thời gian là 5 giây rồi tiếp tục cúi xuống, nâng đầu lên. Duy trì lặp lại động tác 5 lần, mỗi ngày bạn chỉ cần tập 2 lần.
- Nằm ngửa, nâng cao đầu: Nằm ngửa trên mặt sàn, nâng đầu lên cao. Tiếp theo, bạn co cả hai chân lên sao cho phần khoảng cách từ mông đến gót của bàn chân giữ ở khoảng cách 40cm. Bạn nâng đầu lên rồi giữ nguyên tư thế khoảng 5 giây rồi quay trở về tư thế ban đầu. Cần thực hiện lặp lại động tác từ 9 đến 10 lần.
Bài tập dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập xoay tròn, nghiêng và ngửa cổ
Tác dụng: Giúp làm giảm đau, giãn cơ, ngăn chặn tốc độ thoái hóa của các đốt sống cổ. Từ đó hạn chế tình trạng cơ cơ, cứng cơ một cách hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Hướng phần đầu ra phía trước, giữ nguyên tư thế này trong thời gian là 30 giây rồi quay về trạng thái ban đầu.
- Tiếp theo, bạn ngửa cổ ra sau gáy khoảng 30 giây rồi về tư thế đầu tiên.
- Nghiêng phần đầu sang phía bên phải từ 5 đến 10 giây. Sau đó lại tiếp tục nghiêng sang bên trái.
- Xoay cổ theo chiều ngược lại của kim đồng hồ. Bạn nên xoay cho tới khi nào đầu chỉ nghiêng hẳn sang phía bên trái rồi giữ tư thế này trong thời gian khoảng 10 giây.
- Lặp lại động tác 5 lần.
Bài tập về cánh tay và cổ vai gáy
- Nằm úp toàn bộ người xuống thảm.
- Mở rộng cả hai cánh tay, cùi và vai phải tạo với nhau thành một đường. Phần thân phía dưới để cho tiếp xúc với thảm tập.
- Thực hiện việc hít vào, thở ra một cách đều đặn. Chạm bả vai phía bên phải xuống mặt sàn. Đầu giữ ở một độ cao vừa phải, mắt hướng vào phần củi nhỏ nằm bên tay trái.
- Hít một hơi thật sâu và trở về tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác tương tự với bên kia.
Bài tập làm căng đốt sống cổ
Công dụng: Tăng cường sức mạnh các cơ và các đốt sống cổ, giúp ngực thêm săn chắc. Đồng thời hạn chế mức độ trầm trọng hơn của căn bệnh thoái hoá đốt sống lưng và đốt sống cổ, giúp cho quá trình vận động trở nên linh hoạt, dễ dàng hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dựa toàn bộ phần lưng vào tường , giữ khoảng cách từ chân đến tường khoảng 10cm.
- Nâng cao cánh tay sao cho bằng vai. Đặt mu tay, khuỷu tay, bàn tay vào tường.
- Giữ nguyên tư thế của các bộ phận trên tường và cho cả hai cánh tay trượt xuống phần đầu rồi hạ xuống.
- Duy trì thực hiện động tác 10 lần để cải thiện tình trạng bệnh lý.
- Nên tập bài tập một cách thường xuyên và đều đặn để thấy được sự thay đổi rõ rệt.
Bài viết đã giúp quý độc giả hiểu rõ về vấn đề thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì và cách thực hiện ra sao. Hy vọng bạn có thể áp dụng các bài tập này để làm thuyên giảm các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Bên cạnh đó, mỗi bệnh nhân cần có ý thức duy trì chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Chúc bạn thành công!