Xương vai là bộ phận nối liền giữa cánh tay và phần thân. Xương phải đảm nhận phần lớn các hoạt động của cánh tay. Do đó, phần xương vai rất dễ bị tổn thương, viêm nếu như bạn không có kế hoạch làm việc và chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Xương vai nằm ở vị trí nào?
Xương vai có hình cầu gồm 3 phần xương chính là: Xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Xương vai có nhiệm vụ liên kết cánh tay với cơ thể. Vị trí xương vai nằm ngay bên dưới cổ, các xương vai tiếp nối thành hình tam giác, đảm nhận những nhiệm vụ chính, như:
- Tạo điểm tựa để cử động tay.
- Bảo vệ hệ thống mô, dây thần kinh ở vai tránh các tác động bên ngoài.
- Giúp vai cử động lên xuống, trái phải.
- Trong các phần xương vai thì phần xương quai xanh linh hoạt nhất. Nhưng do chúng có kết nối khá lỏng lẻo nên là phần xương dễ bị tổn thương nhất.
Cấu tạo xương vai
Xương vai gồm 3 thành phần chính là: Xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Cấu tạo chi tiết của xương vai như sau:
Xương cánh tay
Phần xương cánh tay là phần xương liền dài nằm giữa xương khuỷu và xương bả vai. Do kích thước khá dài nên phần xương này có khả năng gãy rất cao nếu gặp va chạm, chấn thương.
Xương cánh tay được cấu tạo gồm 3 phần chính:
- Xương gần vai: Phần xương này có đầu được bo tròn và kết nối trực tiếp với vai.
- Thân hoặc trục xương: Phần thân xương cánh tay có kích thước dài nhất.
- Xương gần khuỷu tay: Phần xương này có đầu được bo tròn và kết nối trực tiếp với khuỷu tay.
Trong đó, phần xương gần vai là bộ phận chi phối hầu hết mọi hoạt động của cánh tay. Chức năng của chúng bao gồm: Xoay khớp vai, hạ/ nâng cánh tay, duỗi thẳng, di chuyển tay ra trước sau, lên xuống.
Xương bả vai
Xương bả vai có hình tam giác hơi cong. Vị trí của xương bả vai là nằm giữa xương đòn và xương cánh tay. Xương bả vai nằm dưới cơ và hệ thống cơ nhị đầu. Bên cạnh đó, xung quanh xương bả vai cũng chứa một mạng lưới lớn hạch bạch huyết có chức năng cân bằng lượng nước trong cơ thể.
Xương bả vai chi phối hầu hết các hoạt động của vai, giúp vai di chuyển lên xuống, trước sau linh hoạt. Phần xương bả vai có kích thước vòm lớn, ôm sát vai nên rất ít khi bị chấn thương hay gãy vỡ.
Xương đòn
Xương đòn còn được biết đến với tên gọi là xương quai xanh. Xương đòn có chiều dài khoảng tầm 15cm, khá mỏng và linh hoạt. Phần xương này nằm ở vị trí giữa đỉnh của lồng ngực và vai. Xương đòn có tác dụng nâng đỡ bả vai và giữ cánh tay cố định khi cơ thể di chuyển.
Phần xương vai khá cong và sẽ thay đổi tỷ lệ cong theo cơ địa của từng người. Do nhiệm vụ nâng đỡ và di chuyển thường xuyên nên xương đòn rất dễ gặp tình trạng biến dạng và rất khó để nhận thấy sự thay đổi bằng mắt thường.
Các vấn đề thường gặp ở xương vai
Gãy xương
Gãy xương vai thường gặp khi xương vai bị một tác động lớn từ bên ngoài như va chạm, chấn thương, tai nạn,…Gãy xương thường kèm theo cơn đau dữ dội và tình trạng sưng bả vai.
Xương đòn là phần xương dễ bị tổn thương và gãy nhất do xương khá mỏng, yếu và thường xuyên phải vận động. Những dấu hiệu khi gãy xương đòn:
- Sưng và bầm tím ở xung quanh phần xương đòn, có thể lan rộng ra cả vai.
- Vai căng cứng và đau khi cử động.
- Nếu chấn thương mạnh, xương có thể bị biến dạng và nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
- Vai có hình dạng méo mó, không cân xứng.
Khi nâng cánh tay có thể nghe thấy tiếng ma sát xương vào các mô cơ.
Khi xương vai bị chấn thương, bạn không nên cố cử động và giữ cho vai ổn định trước khi nhân viên y tế cấp cứu kịp thời.
Gãy xương cánh tay
Xương cánh tay khá chắc chắn nhưng do kích thước dài nên cũng rất dễ bị tổn thương khi vận động, tai nạn, chấn thương,…Có 2 phần xương cánh tay dễ bị gãy nhất, đó là:
Xương trục: Tình trạng gãy thân xương cánh tay.
Xương xa vai: Gãy phần xương mỏm đầu gần vị trí xương khuỷu tay.
Gãy xương cánh tay có thời gian hồi phục nhanh và không cần điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị bó bột để cố định xương cánh tay trong quá trình điều trị.
Gãy xương bả vai
Gãy xương bả vai rất hiếm khi gặp. Nhưng nếu bạn gặp chấn thương này thì quá trình điều trị khá phức tạp và thời gian hồi phục cũng lâu hơn so với những phần xương khác. Theo thống kê, tỷ lệ gãy xương vai chỉ chiếm khoảng 1% trường hợp xảy ra.
Các thống kế cũng chỉ ra rằng, xương bả vai thường gặp ở những chấn thương do tai nạn hoặc môn thể thao tiếp xúc như bóng chày, bóng đá, khúc côn cầu,… Do hệ thống cơ, hạch dịch và dây thần kinh xung quanh bả vai rất nhiều nên khi bạn gặp tình trạng gãy xương bả vai có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của những bộ phận này.
Bên cạnh đó, nếu xương vai gãy thành các mảnh vỡ nhỏ thì bạn cần thực hiện phẫu thuật. Điều này giúp tránh các mảnh mỡ đâm vào cơ, dây thần kinh và mạch máu xung quanh/
Trật khớp vai
Trật khớp vai là tình trạng rất dễ gặp, điều trị dễ dàng và hồi phục nhanh chóng hơn so với những tình trạng gãy xương khác. Những triệu chứng trật khớp vai thường thấy là: Vai biến dạng, không cân bằng; đau nhức; bầm tím và sưng; không di chuyển được cánh tay.
Trật khớp có thể gây nên tình trạng chèn ép vào dây thần kinh, mạch máu khiến máu không được lưu thông như bình thường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cánh tay bị bầm tím, tê bì, ngứa râm ran dọc theo cánh tay.
Trật khớp vai thường do nguyên nhân như: Chấn thương trong luyện tập thể dục, thể thao; cử động không đúng; té ngã; tai nạn xe;…
Xương vai là phần xương quan trọng trên cơ thể và rất dễ gặp chấn thương nếu bạn không chú ý chăm sóc. Nếu nghi ngờ bị gãy xương vai, bạn nên gọi cấp cứu nhanh nhất có thể và không di chuyển tay, vai trong thời gian đợi các nhân viên ý tế đến.