Xương cánh tay thuộc hệ thống xương nằm giữa cổ tay và vai. Chúng hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo ra lực và các chuyển động của tay. Độ dài của xương cánh tay luôn phù hợp với chiều cao của cơ thể. Mời bạn đọc tìm hiểu bộ phận này trong bài viết dưới đây.
Xương cánh tay là gì?
Xương cánh tay là phần xương thuộc chi trên. Nghiên cứu cho thấy, cánh tay được chia làm 2 phần bao gồm phần trên và phần dưới. Cụ thể hơn, cánh tay trên đi từ vai xuống đến khuỷu tay, cánh tay dưới xuất phát từ khuỷu tay và kết thúc ở cổ tay.
Sau khi giải phẫu, chuyên gia đã kết luận, xương cánh tay được cấu tạo từ xương cánh tay phía trên, xương trụ và xương quay. Ba phần này được nối với nhau qua các khớp để thực hiện nhiều chuyển động cho cơ thể người khi làm việc và sinh hoạt cá nhân. Chẳng hạn như:
- Đưa tay lên, hạ tay xuống
- Xoay cánh tay
- Động tác xoay vai
- Nâng đỡ đồ vật
- Gập và duỗi cánh tay
- Viết chữ
- Chơi thể thao
Xương cánh tay Đảm nhận nhiều hoạt động của cơ thể trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, bộ phận này cũng chịu nhiều áp lực, chấn thương nghiêm trọng. Chính vì vậy, chăm sóc và bảo vệ xương cánh tay được các bác sĩ khuyến cáo.
Cấu tạo và chức năng của xương cánh tay
Cấu trúc xương có vai trò định hình cơ thể và giúp con người thực hiện những nhu cầu cơ bản như đi, đứng, ngồi,… Trong đó, mỗi vùng xương đều có thành phần và chức năng nhất định. Với xương cánh tay, cấu tạo và chức năng của nó được liệt lệ dưới đây.
Xương cánh tay trên
Phần xương trên của cánh tay còn được gọi với tên tiếng Anh là humerus. Đây là vùng xương có độ dài lớn nhất ở chi trên. Xương cánh tay trên được nối với bả vai. Điểm cuối của bộ phận này liền kề với đỉnh của xương trụ và xương quay. Nhờ đó, cánh tay hoạt động linh hoạt và hiệu quả.
Bên cạnh đó, xương cánh tay trên còn có hai núm có kích thước không đều nhau. Chúng có công dụng tạo ra các chuyển động ở cánh tay. Ngoài ra, khớp vai được xem là một bộ phận thuộc xương cánh tay trên. Nó có nhiệm vụ điều khiển toàn bộ hoạt động tại cánh tay. Tuy nhiên, nó thường xuyên gặp nhiều chấn thương.
Nhờ các bộ phận kể trên, xương cánh tay có thể thực hiện nhiều chức năng. Chúng kết hợp chặt chẽ với nhau để di chuyển tay lên, xuống, sang trái, sang phải hoặc chuyển động tròn.
Các cơ hoạt động kết hợp với nhau để cánh tay trên có thể nâng về phía trước, nâng sang bên, di chuyển cánh tay theo chuyển động tròn và quay vào trong hoặc ra ngoài. Hơn nữa, hệ thống dây chằng giúp ổn định cơ vai. Còn mạng lưới thần kinh tạo ra cảm giác ở cơ tay, tủy sống,…
Xương quay
Xương quay nằm ở vị trí song song với xương trụ. Giống như tên gọi của nó, xương quay có nhiệm vụ thực hiện các chuyển động xoay tròn. Nó còn được nối với xương cánh tay trên nhằm tạo ra khớp khuỷu tay.
Xương quay có độ dài khoảng 26.67 cm đối với người lớn, 24.13 cm ở nam giới và ở nữ giới là 22.35 cm. So với xương trụ thì xương quay dài hơn 3 cm. Tuy nhiên có những trường hợp con số này có thể chênh lệch do kích thước cơ thể. Theo thống kê, hầu hết các trường hợp tổn thương ở xương trụ xuất hiện ở trẻ em.
Bên trong xương quay bao gồm khoang tủy chứa tủy xương. Xương quay này có chức năng hỗ trợ các cử động xoay tròn, và ổn định khớp khuỷu tay. Do đó, bạn có thể tập thể dục, chơi thể thao, chống đẩy là nhờ hoạt động của loại xương này.
Xương trụ
Xương trụ cùng với xương quay là hai bộ phận của xương cẳng tay. Vị trí và kích thước giúp nó thể di chuyển một cách linh hoạt. Xương trụ ở cánh tay được đánh giá là dài và mỏng.
Phần trên của xương này tạo ra hình dạng cong chữ C nhờ vào hố xích ma nhỏ của xương quay và hố xích ma lớn của xương trụ. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, xương trụ có thể gặp nhiều vấn đề, điển hình như dị tật dây chằng. Điều này khiến cho các khớp dễ bị trật ra khỏi vị trí ban đầu.
Xương trụ có chức năng chủ yếu là xoay nhờ việc kết hợp cùng xương quay. Do đó, bàn tay, cổ tay được phát huy công dụng tối đa. Cụ thể như cầm, nắm, viết, đánh máy,… Hầu hết các động tác này cần sự chuyển động của cổ tay và ngón tay. Vì vậy, cánh tay luôn phải được giữ ổn định với chức năng xoay, điều khiển nhanh nhạy.
Các vấn đề thường gặp ở xương cánh tay
Xương cánh tay là bộ phận dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố. Trong đó, tai nạn, chấn thương khiến nó bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các vấn đề thường gặp ở xương của cánh tay được đề cập trong phần dưới đây:
- Viêm bao hoạt dịch: Đây là chứng bệnh xảy ra do sợi gân bao quanh xương bị viêm nhiễm. Thông thường, tình trạng này được bắt gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi chơi thể thao ở cường độ mạnh đều có thể mắc bệnh này.
- Thoái hóa khớp: Thoái hoá khiến cho các bộ phận ở xương cánh tay bao gồm cơ, khớp, dây chằng xuống cấp trầm trọng. Thêm nữa, chất dịch nhầy không được sản sinh liên tục khiến xương ở cánh tay kém linh hoạt.
- Viêm khớp vai: Khớp vai bị viêm phần nhiều do màng bao hoạt dịch bị phồng lên, gây ra các cơn đau và tê cứng cho cánh tay. Nếu không được điều trị đúng cách, căn bệnh này có thể diễn biến trầm trọng hơn.
Tuỳ vào từng loại bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tại nhà, dùng thuốc, nẹp khung hoặc phẫu thuật. Nếu có các triệu chứng bất thường tại xương cánh tay, hãy đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác.
Xương cánh tay không chỉ giúp con người thực hiện các chuyển động mà còn là công cụ giúp cơ thể cân bằng. Các tổn thương tại bộ phận này có thể gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Do đó, các bạn không nên chủ quan với các triệu chứng bất thường. Chúc các bạn luôn khỏe!