Xẹp đĩa đệm là một tình trạng thoái hóa xương khớp thường gặp ở những người ngoài 60, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như hoạt động thường ngày của bệnh nhân. Bệnh lý này có dấu hiệu đặc trưng là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Tổng quan về xẹp đĩa đệm là gì ?
Giữa các đốt xương cột sống đều có một phần mềm được gọi là đĩa đệm, đảm nhận nhiệm vụ giảm xóc và giúp cột sống hoạt động dễ dàng hơn. Theo thời gian, những đĩa đệm này bị bào mòn và mất nước, dẫn đến việc cấu trúc ban đầu hao hụt dần đi. Tình trạng này được y học gọi với thuật ngữ là xẹp đĩa đệm.
Các báo cáo thống kê cho thấy mỗi năm có đến hơn 85% người già trên 60 tuổi bị thoái hóa đĩa đệm. Nếu không được phát hiện sớm, tình trạng này có thể khiến người bệnh bị đau nhức vùng lưng, viêm xương khớp hay thậm chí là chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.
Nguyên nhân xẹp đĩa đệm
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị xẹp là do sự lão hóa. Các đĩa đệm có xu hướng tiêu hao chất lỏng bên trong phần nhân, khiến chúng trở nên khô hơn và mất đi chức năng vốn có. Về lâu dài, cấu trúc của đĩa đệm bị ảnh hưởng, chúng không còn giữ được độ dày như ban đầu.
Ngoài yếu tố tuổi tác, bệnh lý này còn có thể do một số những tác nhân sau đây gây ra:
- Trọng lượng cơ thể: Với những người có cân nặng dư thừa, tình trạng đĩa đệm xẹp rất dễ xảy ra. Lý do là vì cột sống phải chịu áp lực lớn từ các khối thịt và cơ, khiến các đĩa đệm bị chèn ép và mất đi hình dạng ban đầu.
- Lười vận động: Thói quen sống kém khoa học, đặc biệt là lười vận động được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu của các vấn đề cơ xương khớp. Khi cơ thể ít vận động, cột sống không được căng giãn và thả lỏng sau những giờ làm việc căng thẳng. Từ đó dẫn đến việc các đĩa đệm phải chịu nhiều áp lực và bị hao mòn nhanh chóng.
- Chấn thương, tai nạn lao động: Bên cạnh các yếu tố như cân nặng, tuổi tác, lối sống, chấn thương cũng là một trong những nguy cơ phổ biến gây ra những bệnh lý xương khớp. Các ngoại lực bên ngoài tác động đột ngột vào cột sống khiến nó chịu áp lực và tổn thương. Ảnh hưởng lên đĩa đệm là nhiều nhất vì đây vốn là bộ phận đảm nhận vai trò giảm xóc giữa các đốt xương.
Triệu chứng xẹp đĩa đệm
Ở giai đoạn khởi phát, bệnh có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng viêm hoặc đè nén dây thần kinh xảy ra, bệnh nhân có thể gặp phải một số các triệu chứng sau:
- Đau nhức: Đây có thể xem là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Các cơn đau thông thường ở mức độ thấp, tập trung chủ yếu xung quanh vùng có đĩa đệm bị xẹp. Tuy nhiên, cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn nếu cột sống phải chịu căng thẳng, ví dụ như ngồi hoặc đứng quá lâu. Cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ, thậm chí là vài ngày rồi mới bắt đầu thuyên giảm.
- Hoạt động thường ngày gặp khó khăn: Do cột sống bị ảnh hưởng nên người bệnh có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện một số động tác như cúi người, mang vác vật nặng, xoay người,… Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy bị co thắt, căng cứng cơ khi làm các chuyển động liên quan đến cột sống.
- Cảm giác tê ngứa, nóng ran vùng thắt lưng: Tình trạng xẹp đĩa đệm thường xảy ra ở thắt lưng, nơi tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác, đặc biệt là dây thần kinh tọa. Do đó, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng tê ngứa, nóng ran chạy dọc mông, hông, đùi. Cảm giác này đôi khi còn lan rộng xuống bắp chân và bàn chân.
Điều trị xẹp đĩa đệm
Tình trạng này gây ra bởi vấn đề hao mòn do lão hóa, vì vậy không có biện pháp nào có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Các phương pháp dùng thuốc hay trị liệu bên ngoài chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa đĩa đệm xẹp tiến triển xấu thêm cũng như giúp người bệnh cải thiện một số các triệu chứng khó chịu.
Các biện pháp điều trị phổ biến hiện nay gồm có:
Xẹp đĩa đệm uống thuốc gì ?
- Dùng các thuốc giảm đau: Với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, các bác sĩ thường khuyến nghị sử dụng thuốc chống viêm NSAIDs như ibuprofen, acetaminophen, aspirin,.. Còn với các trường hợp nặng hơn, một số thuốc kê đơn như thuốc giảm đau gây nghiện và thuốc giãn cơ có thể được lựa chọn. Tuy nhiên, những loại này cần được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
- Các bài tập trị liệu: Bên cạnh cách dùng thuốc tác động bên trong, người bệnh còn được khuyến nghị thực hiện một số bài tập trị liệu. Các bài tập này thường được xây dựng dựa trên đặc điểm cụ thể của từng bệnh nhân, giúp giảm đau và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Các biện pháp tại nhà
- Chườm nóng/lạnh: Liệu pháp sử dụng nhiệt có thể xem là cách giảm đau đơn giản mà hiệu quả nhất. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị túi chườm, áp lên vùng bị đau khoảng 5 đến 10 phút là được. Nếu có nhiều thời gian hơn, bệnh nhân nên áp dụng đều đặn hàng ngày.
- Sử dụng các loại thảo dược: Một số loại thảo dược như ngải cứu, hoa cúc, gừng, quế,..có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy và đau nhức rất hiệu quả. Bệnh nhân có thể sử dụng chúng bằng cách pha trà hoặc rang sấy để chườm nóng đều mang lại kết quả rất tuyệt vời.
Phòng ngừa tình trạng xẹp đĩa đệm
Để phòng ngừa tình trạng đĩa đệm xẹp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
-
- Tăng cường hoạt động thể chất: Thể dục thể thao không che có khả năng tăng cường cơ bắp, lưu thông tuần hoàn máu mà có giúp ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp rất hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích mỗi người bên dành ít nhất 30 phút hàng ngày để luyện tập thể thao và rèn luyện sức khỏe.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bên cạnh việc luyện tập thể thao, bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm sau: sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, các loại hải sản, rau xanh và trái cây tươi,…
- Tránh những động tác xấu: Việc thực hiện sai tư thế, động tác trong quá trình lao động chân tay rất dễ dẫn đến vấn đề với cột sống. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng hạn chế mang vác vật nặng cũng như hoạt động quá sức trong một thời gian dài.
Xẹp đĩa đệm là tình trạng có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe xương khớp của mọi người. Lời khuyên tốt nhất là bệnh nhân nên đi thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu xấu trên cơ thể để được chẩn đoán và điều trị có hiệu quả.