Viêm xương khớp gây ra nhiều cản trở trong vận động, sinh hoạt hàng ngày đối với người mắc do đau đớn. Bạn hoàn toàn có thể tránh xa những ảnh hưởng xấu của bệnh bằng các phương pháp đã được Y học chứng minh an toàn. Tìm hiểu thông tin cụ thể về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Viêm xương khớp là gì?
Viêm xương khớp – Osteoarthritis hay còn phổ biến trong Y học với các tên gọi khác như thoái hóa khớp, viêm khớp do thoái hóa… Đây là một loại bệnh lý xương khớp chỉ tình trạng viêm nhiễm khớp kéo dài. Thông thường, khi các sụn bảo vệ các đầu xương bị phá hủy gây ra sự cọ xát trực tiếp giữa các khớp, từ đó dẫn đến đau đớn.
Nguyên nhân hình thành viêm xương khớp phổ biến nhất là do tác động của tuổi tác. Mặc dù ở những đối tượng trẻ hơn vẫn có thể gặp phải tình trạng này nhưng người bệnh lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.
Thống kê ở Việt Nam cho thấy, người mắc viêm xương khớp chiếm khoảng 10,4% tổng số người bị chẩn đoán bệnh về xương. Trong số đó, số người trên 80 tuổi chiếm đến 85%. Nữ giới có nguy cơ mắc viêm xương khớp cao hơn nam giới khoảng 2 lần.
Các bác sĩ nhận định, viêm xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp chữa trị hiện nay chủ yếu giúp kiểm soát, ngăn ngừa các triệu chứng, biến chứng có thể xảy ra. Cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh là tăng cường vận động, kiểm soát trọng lượng cơ thể và thực hiện nghiêm các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không chủ quan khiến bệnh tiến triển xấu đi nhanh hơn.
Phân loại viêm xương khớp
Dựa trên vị trí hình thành, viêm xương khớp được chia thành:
- Viêm khớp tay: Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến bàn tay, ngón tay và phổ biến nhất là khớp cổ tay. Ngoài đau đớn, sưng tấy, người bệnh sẽ cảm thấy khớp cứng lại, khó cử động, nắm giữ đồ vật.
- Viêm xương khớp hông: Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên hông. Tình trạng thoái hóa thường diễn ra chậm nên người bệnh có thể can thiệp bằng một số phương pháp như tập thể dục, vật trị liệu,…
- Viêm xương khớp đầu gối: Người bệnh có thể bị viêm ở một hoặc cả 2 bên đầu gối. Nguyên nhân hình thành bệnh có thể do tuổi tác, di truyền hoặc ảnh hưởng chấn thương…
- Viêm xương khớp cổ: Viêm xương khớp cổ hay còn được gọi là thoái hóa đốt sống cổ xảy ra do tác động của tuổi tác. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức, tê bì, yếu cơ tại vị trí viêm và khu vực lân cận.
- Viêm xương khớp cột sống lưng: Các cơn đau lưng, thắt lưng, hông… là dấu hiệu điển hình của bệnh này. Việc vận động hàng ngày, tư thế làm việc và trọng lực cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm xương khớp
Do diễn ra ở nhiều vị trí khác nhau nên triệu chứng điển hình của từng loại viêm xương khớp cũng có sự khác biệt nhất định. Viêm xương khớp là bệnh lý phát triển chậm nên ở những giai đoạn đầu rất khó để phát hiện và điều trị. Càng về sau, các tổn thương diễn ra càng trầm trọng hơn. Hàng loạt các triệu chứng, biến chứng sẽ xảy ra với người mắc.
Một số triệu chứng của viêm xương khớp được bác sĩ liệt kê là:
- Đau nhức: Cường độ đau nhức phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Người mắc có thể đau nghiêm trọng nhưng trong nhiều trường hợp người bệnh đau nhẹ, âm ỉ. Các khớp ở khu vực xung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Cứng khớp: Đây là một dấu hiệu rất phổ biến ở những người bệnh viêm xương khớp. Triệu chứng này thường diễn ra vào buổi sáng khiến người bệnh khó khăn trong việc cử động. Thông thường, sau khoảng 30 phút vận động người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng cứng khớp.
- Vận động hạn chế: Các vận động của người bệnh bị hạn chế, kém linh hoạt. Đặc biệt, trong trường hợp thoái hóa hình thành các gai xương.
- Sưng khớp: Ngoài đau đớn, người bệnh sẽ thấy được khớp bị viêm do sự tích tụ của các chất lỏng dư thừa. Trong Y học, tình trạng này được gọi là tràn dịch khớp.
- Có âm thanh va chạm giữa các khớp xương khi di chuyển: Người bệnh sẽ nghe thấy âm thanh ma sát khi chuyển động, uốn cong,… Viêm xương khớp làm các lớp sụn bị thoái hóa, khi đó các khớp sẽ phải cọ xát trực tiếp với nhau gây ra tiếng động này.
- Gai xương: Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chữa lành các tổn thương ở xương. Người bệnh có thể xác định triệu chứng qua hình ảnh X-quang, CT,…
- Khớp bị biến dạng: Sự thay đổi về cấu trúc xương khớp dẫn đến biến dạng khớp. Một số tình trạng điển hình là người bệnh sẽ bị phì đại khớp hoặc khớp bị uốn cong bất thường.
Khi cơ thể xuất hiện một hoặc một vài dấu hiệu được chúng tôi liệt kê trên người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây ra viêm xương khớp
Một số nguyên nhân gây nên viêm xương khớp là:
- Tuổi tác: Sụn khớp của con người bước sang tuổi 50 sẽ có dấu hiệu bắt đầu lão hóa, từ đó dẫn đến viêm xương khớp. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất.
- Di truyền: Viêm xương khớp có thể di truyền. Một số gen tồn tại trong cơ thể làm tăng nguy cơ sụn khớp bị phá hủy. Ở môi trường thích hợp, các gen này sẽ được kích hoạt và gây bệnh.
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì tác động, mài mòn các khớp nhanh hơn. Ngoài ra, những người béo phì có nguy cơ bị viêm xương khớp cao hơn những người bình thường.
- Chấn thương: Các chấn thương trong quá trình lao động, do tai nạn giao thông nếu không điều trị từ sớm có thể dẫn đến viêm xương khớp.
- Sử dụng khớp với tần suất cao: Một số nghề nghiệp như vận động viên hoặc công việc cần sử dụng khớp thường xuyên làm gia tăng nguy cơ bị viêm xương khớp của bạn.
- Ảnh hưởng của bệnh xương khớp khác: Người bệnh bị gout, viêm khớp dạng thấp thì khả năng bị viêm xương khớp rất cao.
Điều trị viêm xương khớp
Trước khi thực hiện điều trị, người bệnh sẽ phải thực hiện một số chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để xác định tình trạng tổn thương cũng như nguyên nhân dẫn đến bệnh. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra một số cách trị liệu như sau:
- Dùng thuốc giảm đau: Người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc giảm đau để đẩy lùi tình trạng đau nhức. Trong số đó có thể kể đến Acetaminophen, Opioid,… Dùng loại giảm đau nào phụ thuộc vào mức độ đau của bệnh.
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Viêm xương khớp cần dùng nhóm thuốc này để đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Thuốc có thể ảnh hưởng rất lớn đến thận, gan nên người bệnh hết sức cẩn trọng
- Vật lý trị liệu: Phương pháp được sử dụng nhằm duy trì vận động bình thường của người bệnh. Một số bài tập, môn thể thao, thói quen đi đứng được thay đổi để cải thiện triệu chứng của người bệnh.
- Phẫu thuật: Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả thì người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để ngăn chặn bệnh xấu đi. Khi đó, bác sĩ sẽ thực hiện cắt xương hoặc thay khớp cho bạn.
Trên đây là thông tin tổng hợp liên quan đến bệnh viêm xương khớp. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nên người bệnh cần chú ý chăm sóc và điều trị từ sớm. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!