Viêm ổ răng khô là một bệnh lý có thể xảy ra sau khi thực hiện việc nhổ răng. Tuy rằng độ phổ biến của bệnh là không cao, nhưng nếu quá chủ quan, bệnh hoàn toàn có thể tạo ra những biến chứng không tốt cho người mắc phải. Vì lẽ đó, hiểu rõ được căn bệnh và có những biện pháp phòng ngừa là một trong những việc cần làm để bảo vệ sức khỏe bản thân mình.
Viêm ổ răng khô là gì
Viêm ổ răng khô hay còn được biết đến với cái tên viêm ở xương ở răng. Đây là một bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành sau khi thực hiện việc nhổ răng vĩnh viễn. Một trong số đó thường gặp là đối với người đi nhổ răng khôn hoặc các trường hợp sâu nặng cần loại bỏ răng sâu.
Với cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, khi bạn tiến hành nhổ răng, một cục máu đông sẽ phải lập tức hình thành tại vị trí răng vừa nhổ. Nhiệm vụ chính của cục máu đông này là bảo vệ các tác nhân có hại từ bên ngoài ảnh hưởng vào chân răng, nơi có các xương, cơ và hệ thống dây thần kinh bên dưới. Ngoài ra cục máu đông này còn là tiền đề để phát triển răng non mới.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bị viêm tại ổ răng khô, cục máu đông sẽ không được hình thành hoặc nếu có thì chúng sẽ tan biến trước khi vết thương tại nơi nhổ răng kịp lành lại. Điều này khiến cho xương, các dây thần kinh bị các tác nhân bên ngoài tiếp xúc và tác động gây ra các cơn đau. Ngoài ra, nếu không có cục máu đông, khi ăn, thức ăn nhỏ có thể lọt vào chân răng tác động xấu đến chỗ chân răng tạo thành ổ viêm nặng hơn.
Cơn đau của người bị viêm ổ răng khô không chỉ tại vị trí nhổ răng mà còn có thể lan ra cả một bên hàm theo đường dẫn của dây thần kinh mà ảnh hưởng cả khuôn mặt. Cơn đau sẽ có thể liên tục xảy ra từ 1 cho đến 3 ngày sau nhổ răng. Để giảm bớt đau, các loại thuốc giảm đau không kê đơn thông thường là chưa đủ, người bệnh cần phải tham khảo chỉ dẫn của các nha sĩ hoặc bác sĩ có chuyên môn để tìm cách giải quyết hợp lý.
Dấu hiệu và triệu chứng viêm ổ răng khô
Triệu chứng chủ yếu của người bị viêm ổ răng khô chính là
Các cơn đau: Cơn đau có thể xuất hiện chỉ trong từ 1 cho đến 3 ngày sau khi nhổ răng. Cảm giác đau buốt không chỉ tại nơi nhổ răng mà còn lan theo đường thần kinh đi đến toàn bộ khoang miệng, lan đến mặt, tai và cả các vùng lân cận như mắt lẫn thái dương.
Nhạy cảm với thức uống hoặc thực phẩm lạnh: Các thực phẩm lạnh khi tiếp xúc với dây thần kinh hoặc xương răng bên dưới sẽ tạo cảm giác đau kèm buốt dữ dội cho người bệnh.
Hơi thở có mùi: Khi tình trạng viêm trở nên nặng hơn, trong khoang miệng của người bệnh xuất hiện mùi hôi khó chịu và gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra kèm theo các dấu hiệu sau đây:
Cảm giác không có cục máu đông tại vị trí nhổ răng.
Có thể nhìn thấy ổ răng khô lần xương bên dưới răng trong khoang miệng.
Nguyên nhân gây viêm ổ răng khô
Theo các số liệu thống kê có từ 3 cho đến 5% số người đi nhổ răng mắc phải bệnh lý viêm ổ răng khô và nguyên nhân chính xác vẫn chưa thể xác định rõ ràng được. Tuy nhiên, vẫn có thể đề xuất một số yếu tố ảnh hưởng và làm tăng khả năng viêm ổ răng khô như:
- Sự thay đổi nội tiết tố nữ Estrogen khiến cho việc viêm ổ răng khô ở nữ cao hơn nam
- Răng khôn mọc ngầm và khó nhổ
- Người có các bệnh lý về răng từ trước như: Viêm nha chu, sâu răn hay viêm ở tại nướu răng,…
- Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc và vệ sinh thực hiện không khoa học, không theo chỉ định hướng dẫn của nha sĩ.
- Người có thói quen hút thuốc lá hoặc người mang bệnh lý tiểu đường lâu năm cũng có nguy cơ bị viêm tại ổ răng khô này.
Viêm ổ răng khô có nguy hiểm không
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh không phải quá cao so với con số 100% người đi nhổ răng. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý không thể xem thường, đặc biệt với những biến chứng mà bệnh mang lại, cụ thể:
Tạo ra cơn đau dai dẳng: Thông thường nếu nhổ răng và chăm sóc tốt, cơn đau và sưng có thể thuyên giảm nhanh chóng không quá 1 tuần. Tuy nhiên, người bị viêm ổ răng khô có thể nhận được cơn đau buốt kéo dài hơn một tuần và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường khi tự mua bên ngoài.
Biến chứng nhiễm trùng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý. Nhiễm trùng có thể xuất hiện khi người bệnh bắt đầu cảm thấy sốt kèm ớn lanh, nơi nhổ răng bắt đầu sưng đỏ làm cho nướu cũng sưng đỏ và tác động đến cả má bên nhổ răng. Vết nhiễm trùng có thể đi sâu vào chân răng gây ra tổn hại cho xương chân răng và đặc biệt là dây thần kinh bên dưới.
Theo hệ thống dây thần kinh, tình trạng viêm nhiễm có thể tác động xấu đến tận các vùng lân cận như: Tai, mắt và cả đầu,…. Vì lẽ đó nên có nhiều người sau khi đi nhổ răng về thường cảm thấy đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi.
Chẩn đoán viêm ổ răng khô
Dựa vào cơn đau kéo dài ở vị trí nhổ răng và việc mất cục máu đông tại vị trí nhổ cũng như phát hiện xương chân răng qua việc thăm khám với các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Bác sĩ có thể nghi ngờ người bệnh đang mắc phải viêm ổ răng khô.
Khi đó, các bác sĩ có thể tiến hành chỉ định thực hiện chụp X-quang khoang miệng để chẩn đoán chính xác và loại trừ các bệnh lý tương tự như viêm tủy xương, nhiễm trùng xương trước đó hoặc các mảnh nhỏ còn sót lại sau nhổ răng.
Cách điều trị viêm ổ răng khô
Trong trường hợp nghi ngờ bị viêm ổ răng khô với cơn đau kéo dài không đáp ứng với thuốc, kèm theo đó là cảm giác mất cục máu đông, thậm chí phát hiện ổ viêm nếu có thể quan sát tại nhà. Người bệnh cần lập tức đến các cơ sở nha khoa để được xử trí, chăm sóc và hướng dẫn điều trị tốt nhất. Tại đây các nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên ngành sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
Dẫn lưu vệ sinh ổ chân răng: Việc này không chỉ loại bỏ các chất cặn bã trong ổ viêm mà còn làm sạch ổ viêm chân răng.
Băng thuốc giảm đau: Các nha sĩ sẽ thực hiện chèn một băng đã được tẩm thuốc điều trị vào ổ chân răng bị viêm. Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm các cơn đau và cải thiện tình trạng viêm ở người bệnh. Liều lượng cụ thể sẽ được quyết định bởi nha sĩ sau khi thăm khám tình trạng viêm của người bệnh.
Sử dụng thuốc giảm đau kèm theo: Nha sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như aspirin hoặc ibuprofen với tác dụng chính là giảm đau cho người bệnh. Nếu tình trạng viêm không đáp ứng được với các loại thuốc giảm đau thông thường, các nha sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau chuyên dụng để điều trị.
Người bệnh cần thực hiện đúng các chỉ định và tái khám đúng hẹn để điều trị được hiệu quả.
Các biện pháp xử lý viêm ổ răng khô tại nhà
Ngoài các biện pháp điều trị chuyên môn từ nha sĩ, người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị và kháng viêm tại nhà như:
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Chườm lạnh và chườm nóng thích hợp
- Dùng mật ong để giảm tình trạng viêm
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá và các chất kích thích có hại khác
- Có chế độ ăn uống phù hợp, đồ ăn không nên có nhiều mảnh vụn
Phòng ngừa viêm ổ răng khô
Để phòng ngừa viêm ổ răng khô, các bạn cần phải phòng ngừa cả hai quá trình bao gồm:
Quá trình trước khi tiến hành nhổ răng
- Thực hiện việc nhổ răng tại cơ sở nha khoa được cấp phép, đánh giá tốt và có uy tín nhất định.
- Không sử dụng thuốc lá trước khi nhổ răng
- Trao đổi các thông tin cần thiết và các lưu ý khi nhổ răng với các bác sĩ nha khoa
Quá trình sau khi tiến hành nhổ răng
- Hạn chế uống đồ uống bằng ống hút trong một tuần để giảm nguy cơ làm mất cục máu đông.
- Không hút thuốc lá cho đến khi chắc chắn vết thương đã lành. Điều này có thể cân nhắc việc loại bỏ thuốc lá hoàn toàn sau này.
- Giữ vệ sinh miệng thật tốt. Tuy nhiên, quá trình súc miệng, vệ sinh răng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh mất cục máu đông.
- Có chế độ ăn phù hợp, thức ăn mềm và không nhiều mảnh vụn.
- Liên hệ với nha sĩ hoặc bác sĩ nha khoa khi phát hiện các triệu chứng bất thường sau nhổ răng.
Trên đây là toàn bộ các thông tin được tổng hợp về bệnh lý viêm ổ răng khô. Hy vọng với toàn bộ nội dung trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguy cơ khi đi nhổ răng và có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt nhất dành cho bản thân.