Viêm khớp mãn tính là một bệnh lý nghiêm trọng và khó điều trị. Nó thường diễn tiến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn, ngay từ sớm người bệnh nên trang bị cách nhận biết, phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Những nội dung này sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết sau!
Viêm khớp mãn tính là gì?
Viêm khớp mãn tính là tình trạng tổn thương xảy ra ở ổ khớp, sụn, xương dưới sụn và cấu trúc mô mềm quanh khớp. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp và ở bất cứ khớp nào trên cơ thể. Tuy nhiên ta thường gặp nhất ở khớp gối, háng, vai, cổ tay, cổ chân hoặc khớp cột sống.
Viêm khớp mãn tính khi phát triển được phân thành 4 loại phổ biến là:
- Thoái hóa khớp: Là tình trạng viêm khớp do thoái hóa gây ra, thường xảy ra ở người từ 60 tuổi trở lên. Thoái hóa khiến cho cấu trúc ổ khớp kém ổn định và thay đổi mô sụn khiến chúng dễ bị bào mòn, sưng viêm và phá hủy.
- Viêm khớp dạng thấp: Là một bệnh xảy ra do rối loạn và “nhầm nhọt” ở hệ thống miễn dịch tấn công vào chúng các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể. Thường tổn thương trong bệnh này sẽ xảy ra ở những khớp đối xứng như đầu gối, cổ tay hoặc ngón tay…
- Viêm khớp vảy nến: Là bệnh lý đặc biệt của viêm khớp và vảy nến, xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn tấn công vào các mô sụn đang khỏe mạnh.
- Bệnh gút: Là bệnh lý có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, tích tụ tại các khớp dưới dạng tinh thể.
Nguyên nhân gây viêm khớp mạn tính
Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp mãn tính, phụ thuộc vào loại viêm khớp. Các nguyên nhân điển hình gồm:
- Sự lão hóa tự nhiên của các khớp theo tuổi tác
- Rối loạn chuyển hóa do tổn thương thận, chế độ ăn uống không khoa học, lạm dụng thuốc, bất thường trong gen…
- Rối loạn miễn dịch gây phát sinh các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vảy nến.
Yếu tố nguy cơ của viêm khớp mãn tính
Một số yếu tố sau có thể làm tăng khả năng sinh bệnh viêm khớp mãn tính như: Tuổi tác, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều đạm, béo phì, lười vận động, nghiện thuốc lá, lao động nặng nhọc, mắc bệnh về rối loạn miễn dịch hoặc hội chứng rối loạn chuyển hóa…
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp mãn tính
Những triệu chứng của bệnh viêm khớp mãn tính chi tiết theo từng loại tổn thương. Dưới đây chúng tôi đề cập tới những triệu chứng điển hình nhất:
- Đau khớp: Cơn đau âm ỉ kéo dài, đau nhói dữ dội hoặc đau đột ngột xuất hiện… Cơn đau có xu hướng tăng khi vận động hoặc gắng sức và giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi. Thường các cơn đau trong bệnh này đều nghiêm trọng.
- Co cứng khớp: Vừa đau, vừa co cứng, tê mỏi là những triệu chứng cực kỳ khó chịu của bệnh này. Tình trạng này thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc khi người bệnh ngại vận động trong thời gian dài.
- Sưng, nóng đỏ khớp: Trong thoái hóa khớp triệu chứng này xảy ra mỗi khi đầu xương bị va chạm trong quá trình vận động. Trường hợp bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến hay bệnh gút thì triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn tiến triển của bệnh.
- Giảm khả năng vận động, người bệnh khó di chuyển hoặc không thể thực hiện các động tác phức tạp.
- Triệu chứng khác: Sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, lạnh run…
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp mãn tính
Viêm khớp mãn tính thường khó kiểm soát với nhiều triệu chứng nghiêm trọng và dễ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như:
- Thoái hóa khớp
- Bệnh gút, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp tự miễn
- Teo cơ, yếu cơ, biến dạng khớp, tàn phế
- Tràn dịch khớp…
- Rối loạn giấc ngủ.
Viêm khớp mãn tính được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán viêm khớp mãn tính dựa trên các triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể biểu hiện trên phim chụp. Do đó trong thăm khám, ngoài kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình…. thì người bệnh sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm hoặc chụp chiếu cần thiết như:
- Chụp X quang
- Chụp CT-Scan
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Siêu âm
- Làm xét nghiệm sinh hóa
- Kiểm tra chức năng gan và thận
- Chọc hút dịch khớp…
Phương pháp điều trị viêm khớp mãn tính
Chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh viêm khớp mãn tính. Mọi chỉ định điều trị hiện nay đều nhằm mục tiêu kiểm soát triệu chứng, giảm tổn thương nghiêm trọng, phòng ngừa biến chứng và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Dưới đây là các phương pháp thường được sử dụng:
1. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc thường được dùng để giảm viêm, giảm đau và kiểm soát triệu chứng gồm:
- Thuốc giảm đau nhẹ như Paracetamol
- Thuốc chống viêm không chứa NSAID
- Thuốc giảm đau gây nghiện dùng trong cơn đau nặng.
- Corticosteroid dùng ngắn ngày khi các loại thuốc kể trên không hiệu quả.
- Colchicin: Dùng trong bệnh gút
- Thuốc điều chỉnh nồng độ acid uric trong máu
- Thuốc chống thoái hóa cho tác dụng chậm như chondroitin hoặc Glucosamine…
- Thuốc chống thấp khớp như Methotrexate, Sulfasalazine, Leflunomide…
- Acid hyaluronic giúp bôi trơn khớp
- Thuốc sinh học dùng cho viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến hoặc viêm khớp do rối loạn tự miễn khác.
2. Vật lý trị liệu
Là phương pháp giúp tăng tính ổn định khớp, giảm đau nhức, tăng sự linh hoạt của ổ khớp. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu điển hình là:
- Điện trị liệu
- Thủy trị liệu
- Quang trị liệu
- Bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường lưu thông máu.
3. Phẫu thuật
Nếu điều trị bảo tồn thất bại, người bệnh đứng trước nguy cơ bại liệt hoặc có tổn thương nghiêm trọng hay biến chứng khó hồi phục thì cần phải phẫu thuật.
Một số kỹ thuật phẫu thuật điển hình hiện nay là:
- Thay thế khớp
- Loại bỏ nốt tophi
- Cấy ghép tế bào sụn
- Khoan ổ khớp, kích thích tái tạo xương
- Rửa ổ khớp, điều chỉnh bề mặt mô sụn.
4. Các phương pháp điều trị khác
Một số kỹ thuật khác có thể được sử dụng trong điều trị viêm khớp mãn tính như:
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nhằm giúp tăng khả năng hồi phục màng bao hoạt dịch cùng cấu trúc cú sụn khớp và xương.
- Cấy ghép tế bào gốc để hồi phục cấu trúc ổ khớp.
Dinh dưỡng và sinh hoạt khi bị viêm khớp mãn tính
Song song với điều trị, người bệnh cần duy trì một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để bệnh nhanh hồi phục. Theo đó:
Trong ăn uống
- Bổ sung thêm canxi và vitamin qua các loại rau, thịt, trứng, sữa, các loại đậu…
- Bổ sung Omega 3, khoáng chất, chất chống oxy hóa…
- Bổ sung vitamin C
- Kiêng bia rượu, thuốc lá
- Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thịt đỏ, thực phẩm giàu đạm
Trong sinh hoạt
- Duy trì cân nặng hợp lý, chống thừa cân, béo phì
- Ngủ đủ giấc
- Giữ tinh thần lạc quan
- Tránh lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi hợp lý
- Tập thể dục hàng ngày
- Thăm khám và kiểm soát bệnh định kỳ.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp mãn tính. Hy vọng những kiến thức này hữu ích với bạn!