Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý về xương khớp có sự biến đổi và hậu quả phức tạp. Tuy nhiên thực tế hiện nay, hầu hết mọi người đều chưa có sự hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng về viêm cột sống dính khớp.
Viêm cột sống dính khớp là gì?
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý mạn tính về xương khớp. Đây là hiện tượng các mối nối giữa các đốt sống hoặc các khớp cổ tay, cổ chân bị viêm nhiễm. Theo thời gian, cột sống bị vôi hóa dần, dẫn tới tình trạng dính khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cho đến nay căn bệnh viêm cột sống dính khớp thường gặp hơn ở nam giới. Độ tuổi khởi phát bệnh phổ biến nhất là từ 20 đến 40 tuổi. Số lượng người mắc viêm cột sống dính khớp chiếm tới khoảng 20% trên tổng số những người mắc các vấn đề về xương khớp.
Dấu hiệu của viêm cột sống dính khớp
Muốn phát hiện được bệnh sớm để điều trị kịp thời, người bệnh cần nắm được các dấu hiệu của căn bệnh viêm cột sống dính khớp. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp và dễ nhận biết nhất.
Đau nhức, co cứng xương khớp: Biểu hiện rõ ràng nhất khi mắc bệnh sẽ tình trạng đau nhức và co cứng xương khớp. Cảm giác đau nhức thông thường sẽ xuất hiện ở vùng thắt lưng, hông, cổ… Các cơn đau dữ dội hơn vào buổi sáng mỗi khi thức dậy. Kèm theo đó là hiện tượng xương khớp bị co cứng, khó hoạt động nhuần nhuyễn được như ban đầu.
Biến dạng cột sống: Khi bệnh diễn biến đến mức độ nặng hơn, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng cột sống thắt lưng. Cột sống sẽ dần cong xuống dẫn đến người bệnh bị lưng gì, dáng đi chúi về phía trước, ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và các hoạt động thường ngày.
Mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng: Ngoài những biểu trực tiếp về xương khớp, người bệnh còn có thể bị ảnh hưởng tới giác mạc. Mắt sẽ chuyển màu đục hoặc đỏ hơn bình thường, người bệnh không muốn tiếp xúc với ánh sáng vì đau nhức và mỏi mắt.
Các biểu hiện khác: Cơ thể rệu rã, mỏi mệt, chán ăn, sụt cân, thỉnh thoảng bị sốt nhẹ…
Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn hoặc do yếu tố di truyền. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác hoàn toàn.
Do nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn tại các cơ quan khác trong cơ thể như: đường tiêu hóa, đường sinh dục… Sự viêm nhiễm các bộ phận này là yếu tố khởi phát lên viêm cột sống dính khớp.
Do yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ lớn trong số nguyên nhân gây gây viêm cột sống dính khớp. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, những người trong gia đình có người thân mắc phải viêm cột sống dính khớp, khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều lần so với những người bình thường khác trong xã hội. Gen HLA-B27 là gen gen gây bệnh có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không?
Có thể nói, viêm cột sống dính khớp là một trong những bệnh lý về xương khớp nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Thông thường, bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp chỉ phát hiện ra bệnh sau khi mắc từ 5 đến 10 năm. Trong đó rất nhiều bệnh nhân bị các biến chứng nghiêm trọng như: viêm màng bồ đào, tổn thương dây thần kinh do bị chèn ép, các bệnh về tim mạch… Thậm chí không ít người bị tàn phế vì phát hiện quá muộn.
Điều trị viêm cột sống dính khớp
Điều trị viêm cột sống dính khớp là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Người bệnh cần kiên trì thực hiện, phối kết hợp nhiều phương pháp theo các chỉ dẫn của chuyên gia y tế thì mới có thể đem đến hiệu quả thực sự.
Điều trị bằng thuốc
Hầu hết bệnh nhân mắc viêm cột sống dính khớp sẽ được bác sĩ kê các đơn thuốc Tây, thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm, co cứng xương khớp, thuốc giảm đau hỗ trợ người bệnh có thể hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
Một số loại thuốc có thể kể đến bao gồn: thuốc chống viêm không steroid (indomethacin, phenylbutazon, voltaren,…), thuốc giảm đau, sulfasalazin… Các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, chính vì thế người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của các bác sĩ về cách sử dụng thuốc trong thời gian điều trị.
Vật lý trị liệu
Hiện nay, vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp an toàn và giúp hỗ trợ điều trị một cách tích cực nhất. Vật lý trị liệu thường chỉ tác động từ bên ngoài nên không gây ra các tác dụng phụ hay biến chứng cho xương khớp. Người bệnh có thể được tiến hành bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu… Vật lý trị liệu thông thường sẽ được tiến hành song với quá trình điều trị bệnh bằng thuốc.
Tăng cường tập luyện
Người bệnh có thể tiến hành tập luyện nhẹ nhàng để duy trì sự linh hoạt, chống lại quá trình dính khớp, co cứng xương khớp. Hiện nay có rất nhiều bài tập được thiết kế riêng cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp. Bạn có thể thông qua các chuyên gia về lĩnh vực này để tìm kiếm cho mình những hình thức tập luyện phù hợp.
Phẫu thuật
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, không còn khả năng chữa trị thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Đây được coi là phương pháp điều trị phức tạp nhất. Đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ càng từ các chuyên gia y tế mới có thể thực hiện được.
Viêm cột sống dính khớp là căn bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây phần nào giúp độc giả giải đáp những thắc mắc về căn bệnh này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!