Thoát vị đĩa đệm mất nước là một bệnh lý không mới nhưng lại gây ra những khó chịu cho người bệnh. Vậy cụ thể những khó chịu đó là gì? Cách để điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây nhé!
(Một bệnh nhân với cơn đau từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm)
Tổng quan về thoát vị đĩa đệm mất nước
Đây là bệnh là gì?
Có thể không phải ai nghe qua cái tên cũng có thể biết đây là bệnh gì? Một căn bệnh khá là xa lạ. Nhưng thật ra cái tên bệnh này chỉ là cách gọi chung và vắn tắt cho tình trạng đĩa đệm của cột sống có dấu hiệu mất nước và dẫn đến việc bị thoát vị.
Theo sinh lý giải phẫu học, đĩa đệm là một thành phần quan trọng nằm giữa các đốt xương sống. Bên ngoài là lớp vỏ và bên trong là lớp nhân nhầy, và trong lớp nhân nhầy này sẽ có chứa một lượng nước nhất định giúp cho đĩa đệm không bị xơ cứng và có thể chịu được sức ép của các đốt cột sống và giúp độ đàn hồi của đĩa đệm được ở mức tốt.
Vì nhiều nguyên nhân, đĩa đệm mất đi phần nước này, khiến cho phần nhân trở nên thô và giảm mất đi độ đàn hồi, dần dần sẽ khiến cho đĩa đệm xuất hiện tình trạng thoát vị.
Vậy tình trạng này có phải xảy ra trên mọi lứa tuổi hay không?
Đối tượng dễ mắc bệnh
Theo nhiều khảo sát và những lý luận y học, các đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này chính là:
➢ Người cao tuổi. Khi đã vào một độ tuổi nhất định, các cơ quan trong cơ thể người sẽ bị suy yếu và lão hóa dần, đĩa đệm cũng nằm trong số đó. Tình trạng lão hóa của đĩa đệm chính là sự mất đi lượng nước bên trong nhân nhầy và biến nhân nhầy trở nên yếu hơn.
➢ Người lao động nặng nhọc nhiều. Với cường độ làm việc nặng nhiều và lâu dài, đĩa đệm sẽ phải chịu một sức ép từ các đốt xương trong một thời gian dài và sẽ làm cho phần nước trong nhân nhầy vô tình mà thoát ra ngoài, gây nên tình trạng mất nước đĩa đệm.
➢ Người có thói quen sinh hoạt, vận động không đúng khoa học. Khom người khiến vác hoặc nhấc cúi người nhấc vật nặng lên là những động tác thường thấy trong cuộc sống. Tuy nhiên, những điều này có thể tham gia vào quá trình làm cho các đĩa đệm suy yếu và bị thoát vị dễ dàng hơn.
➢ Người thừa cân, béo phì hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Chế độ dinh dưỡng dư thừa hoặc thiếu, không đủ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các sự thiếu dinh dưỡng cho đĩa đệm, khiến cho phần này của cơ thể bị suy mòn dần dần và dẫn đến bệnh thoái vị.
(Người già đối tượng dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm)
Thoát vị đĩa đệm mất nước có nguy hiểm không?
Bản chất thực sự của bệnh không có quá nhiều nguy hiểm cấp tính như một số bệnh khác. Bệnh chỉ thể hiện những cơn đau nhức là chính. Tuy nhiên, có vài trường hợp, bệnh chuyển nặng sẽ khiến chó người bệnh có những cơn đau dữ dội và nặng nhất là khiến cho khả năng di chuyển bị giảm hoặc mất hẳn.
Dù rằng, bệnh không có những nguy hiểm cấp tính nhất định, nhưng lại là nguy cơ dẫn đến những bệnh nguy hiểm. Lý do là bởi vì khi người bệnh bị mất nước đĩa đệm sẽ làm cho đĩa đệm rất dễ bị tổn thương và điều đó sẽ không chỉ là về đĩa đệm mà còn liên quan đến hệ thống xương cột sống lân cận. Một trong số những bệnh nguy hiểm đó chính là thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng điển hình của thoát vị mất nước
Đối với căn bệnh này, triệu chứng điển hình của bệnh sẽ là những cơn đau, những cơn đau như những căn bệnh xương khớp khác. Và cơn đau sẽ rõ ràng hơn nếu người bệnh ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế. Cơn đau sẽ diễn biến từ từ, từ nhẹ rồi nặng dần. Thời điểm nặng nhất chính là lúc khả năng di chuyển của người bệnh bị giảm đi thấy rõ.
Sau các cơn đau, triệu chứng tê bì chân tay cũng có thể xảy ra. Đấy là khi các dây thần kinh của xương cột sống đang có dấu hiệu bị chèn ép rồi.
Nếu vẫn chưa được điều trị kịp thời, khoảng một thời gian sau nữa, người bệnh sẽ có thể bị mất sức lực ở một bên chi, yếu thậm chí là liệt ở một vài nơi trên cơ thể.
(Xoa bóp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm)
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm mất nước
Thật ra căn bệnh này và thoát vị đĩa đệm có rất nhiều phần giống nhau, kể cả phần điều trị.
Đối với người đang mắc phải thoát vị đĩa đệm mất nước, bệnh nhân sẽ phải được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám trước để xác định tình trạng bệnh rồi từ đó mới đưa ra được những chỉ định điều trị thích hợp.
Thông thường, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn bằng những phương pháp nội khoa như: Dùng thuốc tây, tập luyện thể dục,…. Hoặc cũng có thể kết hợp với các phương thức đông y như: Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm dùng các bài thuốc đặc hiệu chữa trị các bệnh xương khớp như An Cốt Nam và cả phương pháp thiền định.
Tất cả đều hướng tới mục tiêu giảm đau cho người bệnh và lấy lại dinh dưỡng cho đĩa đệm, khiến cơ thể hồi phục.
Nhưng nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn bệnh nặng và các liệu pháp bảo tồn không có hiệu quả trong vài tháng liên tiếp thì bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân.
Nói về phẫu thuật, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành một trong hai phương pháp là vi phẫu thuật hoặc phẫu thuật nội soi để khắc phục lại đĩa đệm bị tổn thương.
Tuy nhiên, đây là phương án cuối cùng các bác sĩ sẽ đưa ra. Vì một khi phẫu thuật này được diễn ra, các hệ lụy sau này liên quan đến xương cột sống e là phải có và điều đó sẽ gây khó chịu cho người bệnh. Thậm chí cơn đau vẫn có thể quay lại.
Và đó là tất cả những thông tin liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm mất nước. Mọi người hãy sống khỏe mạnh, lạc quan và cẩn trọng trong các hoạt động hằng ngày để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Chúc các bạn có được thật nhiều sức khỏe tốt.