Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm thường rất ngại vận động do bị đau nhức, gặp khó khăn và bất tiện trong di chuyển. Khi luyện tập thể thao sẽ làm hiện tượng đau nhức càng trở nên nặng hơn nên mọi người đã hiểu sai về việc người bị thoát vị không thể chơi thể thao. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không vai trò của luyện tập thể thao đối với người bệnh .
Thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?
Luyện tập thể thao là một trong những thói quen tích cực hàng ngày của con người. Theo các nghiên cứu của giới chuyên môn thì luyện tập thể dục thể thao đúng cách mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp rất hiệu quả.
Bệnh thoát vị vùng đĩa đệm là một căn bệnh rất phổ biến trong nhóm bệnh liên quan đến xương khớp. Đối tượng của căn bệnh này là người trung tuổi và lớn tuổi. Chính vì vậy mà người bệnh còn rất e ngại với việc rèn luyện thể dục thể thao.
Những quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm đối với người bệnh thoát vị vùng đĩa đệm. Để giải thích cho nhận định này các bạn hãy tìm hiểu những vai trò của thể thao đối với người bệnh sau đây.
Ưu điểm của việc luyện tập thể thao đối với việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Rèn luyện thể thao giống như một liều thuốc bổ đối với sức khỏe mọi người, giúp cho xương khớp của chúng ta trở nên dẻo dai, vận động linh hoạt và giảm nguy cơ loãng xương. Khi chúng ta ngoài 30 tuổi thì hệ thống xương sẽ kém đi kèm theo hiện tượng thoái hóa khiến cơ thể đau nhức, ê mỏi. Việc rèn luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày sẽ làm cho lớp dịch ở khớp tiết ra nhiều hơn giúp bôi trơn các khớp. Khi đó, xương khớp sẽ vận động linh hoạt hơn, tuổi thọ kéo dài hơn.
Ngoài ra, luyện tập thể thao còn ngăn ngừa biến chứng do thoát vị gây ra đồng thời giúp cơ thể khống chế và tiết chế nhiều bệnh tật. Các triệu chứng như liệt, teo cơ, thoái hóa được ngăn chặn kịp thời khi bạn chăm chỉ rèn luyện, nâng cao sức khỏe thông qua thể thao.
Người bệnh hãy lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng và tốt cho xương khớp như: yoga, bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, tập dưỡng sinh…
Các môn thể thao phù hợp cho người bị thoát vị vùng đĩa đệm
Yoga
- Các bài luyện tập có thể giúp giảm đau lưng rất hiệu quả, giúp vùng cơ lưng có sức khỏe hơn, dẻo dai và uyển chuyển hơn.
- Tập yoga giúp các cơ được thư giãn, làm cho xương khớp linh hoạt hơn.
- Tập yoga làm tăng khả năng lưu thông máu, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giúp vùng lưng bớt đau nhức.
Bơi lội
- Mỗi ngày các bạn đi bơi khoảng 30 phút để giúp cơ thể thư giãn, giúp hệ thống xương khớp và hệ thống cơ được nghỉ ngơi, giảm đi áp lực. Khi đó cảm giác đau nhức sẽ giảm đi một cách nhanh chóng và rõ rệt.
- Bơi là một phương pháp luyện tập hiệu quả và an toàn, phù hợp với sức khỏe. Khi bơi tất cả các bộ phận trên cơ thể sẽ được vận động một cách nhịp nhàng, khéo léo giúp tăng cường khả năng vận động của cơ thể.
Đi bộ
- Mỗi ngày người bệnh nên duy trì đi bộ đều đặn khoảng 30 phút. Nên đi vào buổi sáng hoặc buổi chiều để giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn. Phương pháp đi bộ đơn giản, không đòi hỏi người bệnh phải đầu tư mà có thể thực hiện một mình, ở mọi nơi có thể.
- Khi thực hiện đi bộ bạn nên chú ý hít thở thật sâu, hít vào thở ra đều đặn, kết hợp với các động tác của tay, chân và lưng luôn giữ thẳng đứng.
- Phương pháp đi bộ giúp quá trình điều trị và thời gian khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm nhanh hơn. Đây là một phương pháp an toàn, dễ thực hiện mà lại đem lại hiệu quả cao.
Khi bị thoát vị vùng đĩa đệm cần lưu ý những vấn đề sau khi luyện tập thể thao
Tham gia thể dục thể thao giúp ích cho quá trình chữa bệnh tuy nhiên người bệnh cần phải lưu ý:
- Nếu quyết định luyện tập và rèn luyện sức khỏe thông qua thể thao khi đang bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì người bệnh hãy đi thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ sẽ giúp bạn có cách luyện tập phù hợp nhất. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn nên chơi loại hình thể thao nào, thời gian luyện tập mỗi ngày là bao nhiêu tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của mình.
- Trước và trong khi luyện tập bạn không nên để cơ thể bị đói. Bạn nên ăn một chút đồ ăn trước khi tập luyện khoảng 1 giờ đồng hồ để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng cần thiết.
- Khi mới tập luyện, người bệnh hãy tập từ từ những động tác đơn giản đến phức tạp. Thời gian thực hiện từ ít đến tăng dần lên. Khi bắt đầu một buổi tập luyện, bạn hãy vận động nhẹ nhàng, làm các động tác khởi thật kỹ càng giúp làm cơ thể ấm lên. Bạn cần khởi động kỹ càng để không bị mệt mỏi, chóng mặt trong quá trình luyện tập.
- Khi tập bất cứ bộ môn nào bạn cũng cần đặt vấn đề kỹ thuật lên hàng đầu. Bạn nên đến các trung tập hoặc tham khảo các video dạy tập trên mạng để chọn lọc cách tập hiệu quả nhất. Bạn không nên tập hời hợt, kỹ thuật không đúng, động tác không phù hợp vì như vậy rất dễ gây ảnh hưởng ngược lại, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và chữa bệnh là một giải pháp đòi hỏi bạn cần kiên trì, không nóng vội, không hấp tấp. Quá trình này cần thời gian dài để cho hiệu quả tích cực. Bạn nên lập thời gian biểu phù hợp để có thể tập luyện lâu dài.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không. Hy vọng thông qua nội dung bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn, giúp các bạn lựa chọn được những bộ môn cũng như phương pháp luyện tập phù hợp để nhanh chóng loại bỏ những bất tiện của căn bệnh này gây nên.