Thoái hóa cột sống là hiện tượng cột sống bị suy giảm chức năng vận động do quá trình lão hóa của tuổi tác. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra với những người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên lao động nặng nhọc. Vậy thoái hóa cột sống nên ăn gì để cải thiện triệu chứng bệnh?
Thoái hóa cột sống nên ăn gì ?
Việc dung nạp thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể làm giảm triệu chứng bệnh nhưng cũng có thể khiến cho cơn đau trở nên dữ dội hơn. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng khoa học, tránh sử dụng các thực phẩm có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bị thoái hóa cột sống nên ăn các thực phẩm sau:
Gia vị tỏi và gừng
Tỏi và gừng là các dược liệu quý, rất gần gũi với người Việt Nam. Các gia vị này có khả năng chống viêm, sát khuẩn, làm lành vết thương khá hiệu quả.
Trong tỏi có chứa hàm lượng sulphur, allicin và diallyl disulphide khá cao. Các hoạt chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng đau mỏi lưng và vai gáy.
Gừng có hàm lượng prostaglandin dồi dào giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng có trong gừng cũng giúp làm lành vết thương, kháng viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu đến các vị trí tổn thương. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện rõ rệt.
Người bệnh có thể sử dụng các gia vị này để ăn sống hoặc chế biến cùng với các món ăn hàng này đều mang lại hiệu quả tốt.
Cá béo
Cá béo có chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào, đây được xem là loại axit tự nhiên có tác dụng chống viêm rất tốt. Có rất nhiều loại cá béo tốt cho sức khỏe người bệnh các bạn có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày như: cá mòi, cá hồi, cá thu, cá cơm, cá trích,…
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Canxi là thành phần quan trọng nhất trong quá trình hình thành, phát triển hệ thống xương khớp. Khoáng chất này còn giúp tái tạo, làm lành tổn thương xương khớp khi bị chấn lương trong lao động làm việc hoặc bị thoái hóa cột sống do tuổi tác.
Chế độ dinh dưỡng giàu canxi sẽ giúp kìm hãm quá trình lão hóa xương khớp, kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên cột sống,…Mỗi ngày người bệnh nên bổ sung khoảng 120mg canxi để cải thiện triệu chứng bệnh gây ra. Các thực phẩm giàu canxi mọi người nên bổ sung là: Sữa và các loại thực phẩm được chế biến từ sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sò), các loại đậu hạt,…
Ngũ cốc
Ngũ cốc có rất nhiều chất xơ và omega 3. Ngoài ra, ngũ cốc còn có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có khả năng loại bỏ tế bào gốc tự do có hại cho lớp sụn và hệ cơ xương, hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương xương khớp.
Vì vậy, người bệnh nên bổ sung thêm ngũ cốc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Các loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe có thể kể đến như: vừng, lúa mạch, lúa mì và các loại đậu,.…
Đạm thực vật
Nguồn đạm thực vật dồi dào
Đạm thực vật là chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa, lành tính, không chứa cholesterol xấu. Vì vậy nhóm chất dinh dưỡng này rất tốt cho sức khỏe người bị bệnh. Đạm thực vật có nhiều trong các loại hạt (hạt hướng dương, hạt vừng,..), các loại đậu và có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm (bông cải xanh, cải thảo, cải xoăn, mồng tơi,….).
Thường xuyên bổ sung đạm thực vật trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Đồng thời giảm nhanh các cơn đau nhức do bệnh gây ra.
Các loại rau củ
Rau củ là các thực phẩm có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Khi được dung nạp vào cơ thể, các thành phần dinh dưỡng của rau củ sẽ giúp ức chế sự phát triển của tế bào tổn thương, cân bằng hệ xương khớp và giảm đau hiệu quả.
Các loại rau củ tốt cho sức khỏe mọi người nên bổ sung hàng ngày là: bông cải xanh, cà rốt, cải chíp, các loại nấm,…
Người bị thoái hóa cột sống nên ăn nhiều trái cây
Trái cây là nguồn dinh dưỡng rất giàu vitamin nhóm A, C, D có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch, thúc đẩy làm lành vết thương, bảo vệ chức năng cột sống. Vì vậy người bị thoái hóa cột sống nên ăn nhiều các loại trái cây như: Cam, bưởi, quýt, lê, táo, nho, đu đủ,…để có sức đề kháng tốt nhất, giảm thiểu các triệu chứng đau nhức của bệnh.
Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng thường ngày, người bệnh nên bổ sung các món ăn có khả năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh như: Món trứng gà ngải cứu, thịt dê hầm đỗ trọng, gà tiềm thuốc bắc,….
Thoái hóa cột sống không nên ăn gì ?
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe thì người bị thoái hóa cũng cần tránh sử dụng các thực phẩm có thể khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là các thực phẩm người bệnh cần tránh:
- Chất kích thích, đồ uống có cồn,…
- Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị quá mặn hoặc quá cay,…
- Các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt lợn, thịt bò)
- Thực phẩm có chứa nhiều đường và đồ uống quá ngọt, bột mì trắng,…
Đây là các thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu và các chất béo không bão hòa cản trở tuần hoàn máu, tích tụ chất độc hại tại hệ thống xương khớp khiến cơn đau dữ dội hơn. Do đó, người bị thoái hóa nên tránh sử dụng các thực phẩm kể trên.
Các vấn đề cần chú ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa cột sống
Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng chất dinh dưỡng, hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh thoái hóa , người bệnh cần lưu ý đến các vấn đề dưới đây:
- Chỉ chọn mua thực phẩm đã được kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; không mua các loại rau củ, thực phẩm có dấu hiệu dập nát hoặc màu sắc bất thường.
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn thực phẩm chế biến dạng luộc để giữ được tối đa chất dinh dưỡng có trong món ăn. Đồng thời hạn chế sử dụng đến dầu mỡ giúp bạn có hệ tim mạch khỏe mạnh hơn.
- Xây dựng thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Tích cực rèn luyện thể dục thể thao với các bộ môn nhẹ nhàng, vừa sức để tăng cường sự linh hoạt của xương khớp, cải thiện cơn đau hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi “thoái hóa cột sống nên ăn gì?” và một số vấn đề liên quan giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Trong trường hợp gặp các dấu hiệu bất thường hoặc cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.