Thuật ngữ thoái hóa cột sống m47 có thể còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên đây lại là một bệnh lý xương khớp khá nhiều người mắc phải. Tìm hiểu chi tiết về bệnh này để có thể nhận biết qua các dấu hiệu và cách xử trí phù hợp qua nội dung sau!
Thoái hóa cột sống m47 là gì?
M47 là ký hiệu của đốt sống thắt lưng trong y học. Trên thực tế, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không phải hiếm gặp mà vô cùng phổ biến do đây là vùng phải chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, nhất là khi vận động, đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
Cột sống thắt lưng có thể tổn thương do nhiều lý do như lão hóa tự nhiên, lao động nặng lâu ngày, ít vận động, dân văn phòng ngồi hoặc đứng quá lâu không vận động, nâng vật nặng không đúng tư thế, làm các động tác vận động quá đột ngột… Trong đó, một số nguyên do điển hình dẫn tới tình trạng thoái hóa xương khớp là:
- Tuổi cao: Tuổi càng cao thì xương khớp càng lão hóa, nhất là với người không chăm sóc sức khỏe tốt ngay từ sớm, người làm công việc nặng nhọc hoặc ăn uống không đủ chất.
- Nghề nghiệp: Không phải tất cả nhưng những người làm nghề lái xe đường dài, dân văn phòng hay người khuân vác nặng, công nhân đứng máy… là những người dễ mắc bệnh về cột sống nhất.
- Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh về xương khớp thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Yếu tố khác: chấn thương, mắc bệnh tiểu đường, viêm nhiễm cột sống…
Dấu hiệu thoái hóa cột sống m47
Giống như các bệnh xương khớp khác, thoái hóa cột sống m47 thường diễn tiến chậm với các triệu chứng ban đầu không quá rõ ràng. Tuy nhiên, nếu người bệnh lơ là bỏ qua để tới khi đau nhức nhối nặng mới chữa thì lại khó điều trị. Vì thế, hãy nắm rõ các triệu chứng say để biết cách xử trí khi gặp phải:
- Xuất hiện những cơn đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội như dao đâm ở vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau có thể tăng dần về cấp độ khi người bệnh vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Người bệnh có thể bị co cứng cơ tại vùng thắt lưng, đau nhói không thể vận động tiếp, đặc biệt khi cần xoay vặn người, vận động mạnh và nhanh.
- Nếu cần thay đổi tư thế thì rất khó khăn, di chuyển vận động không trơn tru bình thường.
- Khi cần đứng thẳng lưng thấy rất đau hoặc cúi người cũng đau, kèm theo đó là tư thế giảm đau nhức làm cho cột sống lâu ngày bị cong vẹo mất tự nhiên.
Nếu không được điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
- Biến dạng cấu trúc cột sống, thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống.
- Đau thần kinh tọa nếu có chèn ép dây thần kinh hông to.
- Rối loạn chi dưới, giới hạn vận động chi, thậm chí yếu liệt.
- Rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện.
Điều trị thoái hóa cột sống m47
Thoái hóa cột sống m47 nói riêng, thoái hóa xương khớp nói chung là một hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa xương khớp trong cơ thể. Mặc dù không thể đảo ngược lại tiến trình lão hóa “cải lão hoàn đồng” nhưng càng điều trị ở giai đoạn sớm thì việc làm chậm quá trình tổn thương càng hiệu quả, người bệnh ít phải đối mặt với những biến chứng khó lường.
Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để chữa bệnh thoái hóa cột sống m47:
Điều trị bằng thuốc Tây
Mặc dù không có thuốc đặc trị cho bệnh này nhưng người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được dùng tùy tiện vì các thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với gan, thận, dạ dày.
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Phổ biến nhất là Paracetamol, dùng cho hầu hết các cơn đau từ nhẹ đến trung bình với liều dùng không quá 4g/ngày.
- Dùng phối hợp Paracetamol với codein hoặc tramadol với liều thích hợp trong những cơn đau cấp độ vừa đến nặng.
- Trong trường hợp đau dữ dội và có yếu tố viêm thì có thể dùng Opioid hoặc dẫn xuất của Opioid, có thể phối hợp với một loại thuốc kháng viêm không chứa steroid.
Ngoài ra, tùy trường hợp người dùng có thể được chỉ định dùng thêm nhóm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh.
Điều trị bằng thuốc nam dân gian
Nhiều cây thuốc nam quen thuộc trong vườn nhà có thể giúp người bệnh thuyên giảm các cơn đau như lá lốt, ngải cứu, xương rồng, gừng… Điểm chung của các bài thuốc này đó là khá lành tính, an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng chúng trong thời gian dài thì mới có hiệu quả giảm đau nhất định và cũng cần tuyệt đối tuân thủ về liều lượng, thời gian điều trị để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Với mục đích giảm đau, giảm co cứng cơ, người bệnh thoái hóa cột sống m47 có thể lựa chọn điều trị bằng một số phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, xông ngải, đốt thuốc…
Các liệu pháp này có thể hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu đến xương khớp, giúp giảm chèn ép, giảm đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn cơ sở Đông y uy tín để làm vật lý trị liệu để được hỗ trợ tốt nhất.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án điều trị cuối cùng được đề nghị nếu người bệnh không đáp ứng các phương pháp nội khoa hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Sau phẫu thuật người bệnh có thể sẽ cần thực hiện các khuyến cáo về sinh hoạt, vận động để giúp vết thương mau lành, hạn chế biến chứng sau phẫu thuật và hồi phục vận động.
Dùng phác đồ Đông y
Bên cạnh các liệu pháp kể trên, người bệnh có thể tham khảo phác đồ chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y mang tên An Cốt Nam. Phác đồ này được xây dựng bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược (Đơn vị được trao tặng cúp và bằng khen thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018).
Phác đồ An Cốt Nam gồm 3 liệu pháp kết hợp là thuốc uống – cao dán giảm đau – vật lý trị liệu và bài tập.
Trong đó, thuốc uống được tạo thành từ 100% thảo dược Việt Nam, được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ y tế). Nhiều cây thuốc trong An Cốt Nam thuộc hàng quý hiếm, kinh điển trong chữa bệnh xương khớp như Sâm Ngọc Linh, Trư Lung Thảo, Thiên Niên Kiện…
Bài thuốc và phác đồ này đã từng được bác sĩ viện 108 Hoàng Khánh Toàn giới thiệu trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ để thoái hóa cột sống m47. Hy vọng bạn đã có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!