Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ, nhức xương ở vùng vai, dọc lưng. Khi mắc bệnh, quá trình vận động, làm việc và nghỉ ngơi của cơ thể bị ảnh hưởng nặng nề. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin có trong bài viết dưới đây!
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống là một quá trình tự nhiên của việc xương khớp bị lão hóa theo thời gian. Bệnh hay gặp ở những người từ 30 tuổi trở lên, đặc biệt hay gặp ở người làm việc môi trường công sở hoặc người thường xuyên vận động mạnh như công nhân bốc vác.
Theo nghiên cứu của y học, thoái hóa cột sống là một tình trạng mãn tính diễn ra trong thời gian dài. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn tới những hệ quả sau:
Làm giới hạn khả năng vận động của cơ thể
Đặc trưng nhận biết của thoái hóa cột sống là sự xuất hiện của các gai xương. Những gai này sẽ nhô lên và gây ra những cơn đau, làm giảm sự vận động linh hoạt của xương sống. Đặc biệt khi người bệnh xoay cổ, làm việc nặng hoặc cúi người xuống sẽ rất khó khăn.
Gây ra rối loạn tiền đình
Một số trường hợp mắc bệnh qua nhiều năm liền mà không điều trị đúng cách sẽ khiến mạch máu bị chèn ép dữ dội. Từ đây, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp phải một số vấn đề của tình trạng rối loạn tiền đình như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt.
Tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm
Trong cột sống, vị trí giữa các đốt sống là đĩa đệm. Do đó, khi cột sống bị thoái hóa sẽ khiến các đĩa đệm có xu hướng lệch khỏi vị trí ban đầu của chúng. Tới khi gặp phải lực tác động lớn (trường hợp người bệnh vận động mạnh) sẽ khiến phần xơ bao bọc ngoài đĩa đệm trật ra. Từ đây tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm hơn.
Hình dáng cơ thể biến dạng
Trường hợp không phát hiện hoặc điều trị bệnh đúng cách có thể khiến hình dáng cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh có nguy cơ không đứng thẳng lưng được, dễ gặp phải tình trạng vẹo người, nghiêng một bên. Thậm chí bệnh có thể gây bại liệt một phần hoặc hoàn toàn.
Thoái hóa cột sống gây ra những biến chứng gì?
Biến chứng của bệnh rất đa dạng. Mỗi vị trí cột sống bị thoái hóa sẽ gây ra hậu quả khác nhau. Cụ thể:
Biến chứng của thoái hóa cột sống cổ
Tình trạng còn được gọi là thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh khiến các sụn khớp, dây chằng bị bào mòn, tổn thương. Từ đây hình thành lên những gai xương và dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm như:
- Thiếu máu não: Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các rễ dây thần kinh sẽ bị chèn ép theo khiến tuần hoàn máu khó lưu thông tự nhiên như trước. Vì thế lượng máu bổ sung lên não có nguy cơ bị thiếu trầm trọng. Lúc này người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy stress, mất ngủ hoặc ngất xỉu.
- Hội chứng cổ – tủy: Sự phát triển của các gai xương sang hai bên sẽ gây ra hội chứng cổ – tủy. Hiện tượng này tác động trực tiếp tới cảm giác tự nhiên của người bệnh. Một số người còn có thể bị liệt chân hoặc nửa người.
- Hội chứng cổ – tim: Khi cấu trúc cổ bị ảnh hưởng bởi các gai xương cũng làm dây thần kinh tim bị tổn thương. Người bệnh sẽ có nguy cơ lên cơn đau tim đột ngột, nhịp tim không ổn định. Đây là biểu hiện rõ nét của hội chứng cổ – tim.
Biến chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng
Những hậu quả để lại của thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:
- Gai cột sống: Cơ thể chúng ta sẽ hình thành phản xạ “tự sửa” vị trí cột sống thắt lưng bị thoái hóa bằng cách dồn canxi cho chúng. Và đây cũng là nguyên nhân gây hình thành những gai xương.
- Chèn ép rễ thần kinh: Tương tự như thoái hóa đốt sống cổ, bệnh cũng ảnh hưởng lớn vị trí và hoạt động của hệ thống rễ thần kinh.
- Cột sống bị biến dạng: Những cơn đau ở vùng cột sống sẽ khiến người bệnh không thể di chuyển thẳng lưng tự nhiên. Lúc này, bệnh nhân thường bị cong, vẹo người nếu duy trì tư thế giảm đau trong thời gian dài.
- Đau ngực: Người bệnh có thể bị đau dai dẳng, đột ngột một bên ngực khi bị thoái hóa.
- Thị lực suy giảm: Tình trạng này cũng khiến người bệnh gặp phải một số rắc rối liên quan tới thị lực như chảy nước mắt, sợ ánh sáng, đau mắt hoặc mù lòa.
Chữa thoái hóa cột sống như thế nào?
Nếu tình trạng bệnh nhẹ hoặc ở giai đoạn mới khởi phát thì người bệnh có thể sử dụng hai phương pháp điều trị phổ biến sau:
Dùng thuốc Tây theo đơn kê của bác sĩ
Một số loại thuốc Tây phổ biến được dùng trong việc chữa bệnh gồm có:
- Thuốc không chứa steroid dùng để kháng viêm như Diclofenac, Brexin,…Những dược liệu này sẽ làm ngăn chặn tình trạng sưng viêm lan ra các vùng xung quanh.
- Thuốc hỗ trợ giảm đau như Paracetamol, Aspirin giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi bệnh tái phát.
- Thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal thường được chỉ định dùng khi hệ cơ của người bệnh có dấu hiệu bị co cứng.
Sử dụng thuốc Nam để hỗ trợ chữa bệnh
Từ xa xưa, những vị thuốc Nam như dây đau xương, thổ phục linh, tía tô, dền gai hay quế chi đã xuất hiện rất nhiều trong những bài thuốc chữa xương khớp. Với thoái hóa cột sống, những vị thuốc trên vừa có nguồn gốc tự nhiên lành tính, vừa hỗ trợ cải thiện bệnh mà không gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.
Trường hợp người bệnh đã sử dụng các loại thuốc (cả Tây y và Đông y) mà tình trạng này vẫn không thuyên giảm thì có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp rất ít được sử dụng vì rủi ro đằng sau rất nguy hiểm.
Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi thoái hóa cột sống có nguy hiểm không rồi nhé. Cảm ơn bạn đọc đã chú ý tới những thông tin trên.