Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện bằng việc dùng tay để nắn chỉnh vùng cột sống. Tuy nhiên, những đặc điểm của phương pháp này thì không phải ai cũng hiểu rõ. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua phần dưới của bài viết sau.
Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm chính là phương pháp nhằm tập trung vào việc điều chỉnh, tác động lên vùng cột sống bằng các thao tác thủ công hoặc bằng tay.
Đa số các phương pháp tác động cột sống đều hướng đến việc giảm đau và cải thiện chức năng vùng cột sống. Theo đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân bảo vệ sức khỏe qua các bài tập vật lý trị liệu, bài tập thể dục.
Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm vốn được sử dụng nhằm thay thế cho những biện pháp khác như phẫu thuật hay sử dụng thuốc Tây. Chúng có tác dụng giảm bớt sự kích thích lên dây thần kinh cũng như thiết lập phản xạ cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để kết hợp với những phương pháp điều trị khác nhằm tăng hiệu quả điều trị.
Khi nào cần thực hiện tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm?
Khi thực hiện phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng thể, kiểm tra lịch sử bệnh lý và thực hiện những xét nghiệm chỉnh hình. Theo đó, bác sĩ sẽ xác định một số vấn đề như:
- Phản xạ của bệnh nhân.
- Các dấu hiệu hao mòn của cơ bắp ở chân.
- Những dấu hiệu bất thường theo dọc đường đi của dây thần kinh, nhất là dây thần kinh tọa.
Để có thể xác định được phương pháp tác động cột sống phù hợp, bác sĩ có thể quan sát tư thế ở người bệnh và tiến hành chụp MRI hoặc X – Quang. Sau khi đánh giá, xem xét những yếu tố liên quan, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp điều trị phù hợp.
Kế hoạch tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Trên thực tế, trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần, người bệnh sẽ thực hiện phương pháp này từ 1 đến 2 lần. Khi nhận thấy các triệu chứng và dấu hiệu bệnh lý có dấu hiệu được thuyên giảm, bệnh nhân sẽ chuyển sang phương pháp điều trị khác, điển hình như tiêm ngoài màng cứng.
Kỹ thuật tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Mục đích của các phương pháp kỹ thuật tác động cột sống chữa thoát vị đệm đó là tăng cường hoặc phục hồi chức năng của các đĩa đệm. Tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp. Theo đó, những kỹ thuật chủ yếu thường được áp dụng gồm có:
- Nắn chỉnh cột sống
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng lực đẩy có biên độ thấp với vận tốc cao để tác động lên vùng cột sống. Khi bác sĩ dùng tay để tác động đột ngột lên vùng cột sống sẽ tạo ra một tiếng “bốp” nhỏ.
- Thao tác vận động cột sống
Thao tác vận động cột sống là kỹ thuật dùng lực tương đối thấp để nắn khớp xương mà không phải thực hiện động tác vặn người hoặc dùng lực đẩy mạnh. Ngoài thao tác này, bác sĩ có thể lựa chọn những phương pháp tác động thấp đối với một số đối tượng như:
- Người có hệ thống thần kinh nhạy cảm.
- Bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý như dị dạng cột sống, loãng xương, viêm khớp.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đau nhiều và cấp tính.
- Người bệnh bị thừa cân, béo phì.
Ngoài tác động cột sống để chữa thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ sử dụng những liệu pháp bổ trợ khác như chườm nóng, chườm lạnh hay thực hiện vật lý trị liệu.
Quy trình tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình tác động lên vùng cột sống:
- Bệnh nhân được yêu cầu nằm úp trên bàn trị liệu có đệm.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng bàn tay để tác động lực đột ngột để điều chỉnh lại vị trí của đĩa đệm.
Sau khi tác động cột sống, bệnh nhân sẽ có thể gặp phải một số tác dụng phụ.
Hiệu quả và rủi ro của phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Hiệu quả
Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng trong việc cải thiện những cơn đau tại vùng lưng, vùng cổ và cả tứ chi. Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân có thể thấy tình trạng đau nhức được thuyên giảm rõ rệt. Tuy vậy, chỉ sau 3 đến 6 tháng, sự hiệu quả của phương pháp này sẽ bị giảm đi nhiều so với những phương pháp điều trị thông thường khác.
Chống chỉ định thực hiện
Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm thường chống chỉ định đối với những trường hợp:
- Người bị nhiễm trùng, ung thư xương.
- Bệnh nhân bị dị tật hoặc bị gãy xương tại khu vực điều trị.
- Người bệnh bị rối loạn thần kinh một cách nghiêm trọng.
Rủi ro khi thực hiện phương pháp
Tuy được đánh giá khá an toàn nhưng phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm còn có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Trong đó có thể kể đến như:
- Bệnh nhân bị tăng cảm giác đau: Sau khoảng thời gian từ 24 đến 48 giờ kể từ kho tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ bị đau nhẹ và có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân cảm thấy đau đớn khi thực hiện các hoạt động hoặc vận động cột sống, bác sĩ cần phải xem xét lại kế hoạch điều trị.
- Những triệu chứng không có sự tiến triển sau 2 đến 4 tuần: Đối với những cơn đau tại vùng cổ và lưng, bác sĩ sẽ cần phải lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp hơn.
- Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể bị xuất huyết não. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất ít khi xảy ra.
Có thể nói rằng, phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm tồn tại khá nhiều ưu và nhược điểm riêng. Do đó, trước khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân cần phải hết sức cân nhắc và cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để hạn chế những rủi ro không đáng có.