Nhiễm trùng da mô mềm là tình trạng da và các mô bên dưới bị viêm cấp tính do vi khuẩn ký sinh. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tìm hiểu bài viết!
Nhiễm trùng da và mô mềm là gì?
Da và các mô mềm dưới da giúp bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi bộ phận này bị các vi khuẩn ký sinh tấn công như liên cầu, tụ cầu… dẫn đến viêm cấp tính được gọi là nhiễm trùng da và mô mềm.

Thông thường, nhiễm trùng da và mô mềm có khả năng lây lan nhanh nếu không dược điều trị kịp thời. Người bệnh ngoài cảm giác đau rát và nóng ở da sẽ cảm thấy mất tự tin về thẩm mỹ.
Các loại nhiễm trùng da và mô mềm
Nhiễm trùng da và mô mềm có nhiều loại khác nhau căn cứ vào vị trí, mức độ nguy hiểm của vết nhiễm trùng, bao gồm:
- Nhiễm trùng da đơn giản (như viêm mô tế bào, viêm quầng…)
- Nhiễm trùng ở bề mặt da
- Nhiễm trùng da có liên quan đến vết cắn hoặc đốt của côn trùng, vật nuôi.
- Nhiễm trùng da có liên quan đến chức năng hệ miễn dịch suy giảm và việc phẫu thuật.
- Nhiễm trùng da hoại tử.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng da và mô mềm là do các loại vi khuẩn, virus tấn công ở từng vị trí da, cụ thể:
- Ở lớp thượng bì: Loại nhiễm trùng thường là sởi, thủy đậu… do các tác nhân gây bệnh là Measles virus, Varicella zoster virus…
- Ở lớp keratin: Loại nhiễm trùng thường là nấm da, do tác nhân như Epidermophyton Trichophyton, Microsporum, nấm da gây nên.
- Ở lớp biểu bì: Loại nhiễm trùng thường là loét, tróc da… do các tác nhân như Staphylococus aureus và Strep pyogenes gây nên.
- Ở lớp hạ bì: Loại nhiễm trùng thường là viêm quầng, do Strep pyogenes gây nên.
- Tại các nang lông: Loại nhiễm trùng là mụn nhọt, viêm nang lông… do Staphylococus aureus.
- Ở tuyến bã: Loại nhiễm trùng là mụn trứng cá do Propionibacterium acnes gây nên.
- Tại mô mỡ dưới da: Thường bị viêm mô tế bào do liên cầu tan huyết nhóm β gây nên.
- Ở lớp cơ: Thường bị viêm và hoại tử cơ do C.perfringens, S.aureus gây nên.
Điều kiện thuận lợi gây nhiễm trùng da và cơ mềm
Tình trạng nhiễm trùng da và cơ mềm thường gặp do vi khuẩn có được điều kiện thuận lợi để xâm nhập. Trong đó, những người sau thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
Vết thương có sẵn trên da
Tại các vết thương có sẵn trên da: Như phẫu thuật, côn trùng đốt, vết cắn thú vật, rách, dập, nứt do va chạm, đâm xuyên… tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập.

Người có sức đề kháng yếu
Ngoài ra, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do sức khỏe và da yếu hơn người thường: Người mắc bệnh tự miễn, người bị HIV, ung thư, đái tháo đường, người suy kiệt thể trạng, người già, người dùng các loại thuốc điều trị kéo dài…
Tổn thương ở da
Một số tình trạng tại da tăng nguy cơ nhiễm trùng da và cơ mềm: Hăm da, nấm da, viêm tắc tĩnh mạch hoặc bạch tuyết…
Triệu chứng của bệnh
Một số triệu chứng giúp nhận biết nhiễm trùng da và cơ mềm là:
Đối với người mắc bệnh nhẹ
Những người bị nhiễm trùng da và cơ mềm nhẹ thường xuất hiện mụn mủ, nhọt, bọng nước, vẩy da… Ở những người này, xuất hiện các cơn ngứa rát khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh thường không chú ý hoặc chủ quan với các triệu chứng của bệnh.

Đối với người bị tổn thương da sâu hơn
Những người này có thể gặp các triệu chứng hoại tử cơ, viêm mô tế bào gây nóng rát, sưng đỏ, đau nhức vùng da. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng ngày càng lan rộng và tấn công mạnh hơn khiến bọng nước theo dạng mảng vỡ ra nguy hiểm. Những người bị bệnh nặng thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt cao, rét run, gầy sụt, xanh xao…
Nhiễm trùng da và mô mềm có nguy hiểm không?
Tình trạng nhiễm trùng da và mô mềm được đánh giá là nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Việc chữa trị bệnh càng sớm càng tăng khả năng điều trị triệt để và giảm biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp người bệnh không kiểm soát cũng như điều trị nhiễm trùng da và mô mềm sớm, tình trạng này có thể chuyển sang nhiễm trùng nặng. Dần dần, bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt thậm chí tính mạng người bệnh. Người bệnh đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng hoại tử, nhiễm trùng độc nặng, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng toàn thân…
Cách chẩn đoán nhiễm trùng da và mô mềm
Biện pháp chẩn đoán nhiễm trùng da và mô mềm bao gồm chẩn đoán lâm sàng và thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu. Trong đó:
Chẩn đoán lâm sàng
Các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử các bệnh ngoài da, chấn thương của người bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ được kiểm tra về vấn đề sưng, viêm, đau, đo thân nhiệt, nhịp tim, huyết áp và các hội chứng da bị nhiễm độc nặng.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Bao gồm các xét nghiệm để phát hiện những vấn đề bất thường của sức khỏe như: Xét nghiệm máu, tốc độ lắng máu, bạch cầu và nồng độ protein… Khi các chỉ số này tăng có thể người bệnh có những bất thường về sứ ckhoer.
Chẩn đoán chuyên sâu
Các loại chẩn đoán chuyên sâu như xét nghiệm da và mô để phân tích các loại vi khuẩn, virus. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Cách điều trị nhiễm trùng da và mô mềm
Tùy vào tình trạng vết nhiễm cũng như sức khỏe của người bệnh để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, có thể kể đến như:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Đây được xem là phương pháp điều trị chính. Bao gồm các loại thuốc kháng sinh như: Augmentin, Erythromycin, Clindamycin, Cephalexin, Dicloxacillin, Cloxacillin…
Tùy vào mức độ tổn thương của da và mô mềm mà các loại thuốc kháng sinh sẽ theo mức độ I, II, III, IV theo các đường uống, tiêm hoặc bôi theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc giảm đau
Được chỉ định để kiểm soát các cơn đau và khó chịu do bệnh gây ra. Các loại thuốc giảm đau thường là:
- Thuốc không kê đơn như: Tramadol, Paracetamol dùng cho người bệnh đau nhẹ và vừa.
- Thuốc không steroid: Được chỉ định khi các thuốc giảm đau khác không đạt hiệu quả.
- Thuốc giảm đau kiểm soát nhiễm trùng và triệu chứng khó chịu toàn thân theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc tổn thương tại nhà
- Chăm sóc và vệ sinh các vết thương cẩn thận để tránh tình trạng lây nhiễm.
- Uống đủ nước và các chất điện giải để tốt cho da.
- Ăn các loại thực phẩm đủ chất, giúp lành vết thương nhanh..
Có thể thấy, nhiễm trùng da và cơ mềm là tình trạng không nên xem thường. Khi có những biểu hiện bất thường ở da, người bệnh cần đi thăm khám để kiểm soát bệnh kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý về môi trường tiếp xúc cũng như chăm sóc da để phòng ngừa những bệnh lý không mong muốn.