Nang xương phình mạch là bệnh lý hình thành khi túi xương có chứa nhiều máu, gây cảm giác sưng, đau nhức và khó chịu. Bệnh được chẩn đoán là một dạng của chứng ung thư xương do thoái hoá với thời gian khởi phát dao động từ 6 – 12 tuần. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nang xương phình mạch là gì?
Bệnh nang xương phình mạch (có tên khoa học là Aneurysmal bone cyst) được cho là một dạng của căn bệnh ung thư xương bị thoái hoá. Đặc nhưng của bệnh là dấu hiệu thương tổn lành tính, trong xương chứa nhiều máu hoặc huyết thanh và đang có xu hướng lan rộng. Điều này khiến cho xương bạn trở nên mỏng, yếu và cực kỳ dễ gãy.
Ban đầu, bệnh chỉ hình thành một khối u nhỏ, khá lành tính bao quanh xương. Thế nhưng nếu để lâu ngày không điều trị chúng sẽ phát triển, diễn biến xấu đi và có nguy cơ ảnh hưởng tới cột sống, liệt tứ chi.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí xương nào của cơ thể. Tuy nhiên, chúng thường gặp nhiều tại xương chậu, đầu gối và vùng xương tại cột sống. Đặc biệt, theo nghiên cứu đã chứng minh thì bệnh có tỷ lệ mắc ở nam giới thấp hơn so với nữ giới.
Dấu hiệu nhận biết nang xương phình mạch
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh nang xương phình mạch là triệu chứng đau nhức xương. Các cơn đau bắt đầu từ mức nhẹ tăng dần cho tới nặng hơn, có kèm cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt, ở giai đoạn phát bệnh từ 6 đến 12 tuần, triệu chứng đau của người bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, kèm theo đó là các dấu hiệu như sau:
- Không chỉ tại vị trí bị nang mà các khớp xung quanh cũng gặp phải tình trạng vận động, đi lại bị hạn chế.
- Nhận biết được bằng mắt thường hiện tượng bị sưng, tấy đỏ tại vị trí bị nang.
- Có hiện tượng cứng khớp.
- Vùng da quanh xương bị nóng đỏ lên.
- Dễ bị gãy xương, mỏng xương.
- Xương có dấu hiệu mất ổn định và tăng trưởng một cách bất thường.
- Trường hợp nang phình mạch tại hộp sọ, bệnh nhân có thể kèm chứng đau đầu do bị tổn thương.
- Có hiện tượng yếu cơ, vận động bị hạn chế, một vài trường hợp còn bị tê liệt tứ chi.
Nguyên nhân gây nang xương phình mạch
Đối với y học trước đây thì bệnh nang xương phình mạch gần như là chưa thể xác định rõ được căn nguyên gây bệnh. Thế nhưng, bằng sự phát triển và kỹ thuật tiến bộ không ngừng của nền y học hiện đại, các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra được một số nguyên nhân chính của bệnh như sau:
- Tĩnh mạch bị áp lực: Trong quá trình vận chuyển máu, vì một lý do nào đó mà tĩnh mạch bị suy yếu, giãn nở hoặc lưới mạch cục bộ bị vỡ sẽ làm cho chúng phải chịu nhiều áp lực, tạo điều kiện cho các nang hình thành.
- Do lỗ rò động mạch trong của xương: Khi động mạch xương xuất hiện lỗ rò, dù chúng được sinh ra do thương tổn thứ phát hay nguyên phát thì đều có khả năng hình thành khối nang phình mạch tại xương. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể xảy ra bởi những thay đổi liên quan đến huyết động, đến xương.
- Do bệnh lý: Một số bệnh như loạn sản xơ, u nguyên bào sụn, u sụn chondromyxoid, u tế bào,… đều có khả năng phát triển thành bệnh nang xương phình mạch, trong đó phổ biến nhất là u tế bào khổng lồ.
- Do các khối u: Khối u ác tính hoặc một số bệnh lý như u xương, u mạch máu,… được xem là những thương tổn thứ phát, hình thành nên nang xương phình mạch.
- Gen: Hiện tượng gen bị đột biến tạo ra các bất thường tại gen USP6 ở nhiễm sắc số 17 cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nang xương phình mạch. Sự chuyển đoạn của nhiễm sắc thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác thường của gen gây bệnh ung thư.
Phân loại nang xương phình mạch
Thông thường, bệnh nang xương phình mạch sẽ được chia thành hai dạng cơ bản là:
- Dạng rắn: Đây là dạng bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh của nguyên bào sợi, từ đó dẫn đến quá trình thoái hoá, vôi hoá xương và chất tạo xương được đẩy mạnh.
- Dạng cổ điển: Loại này chiếm xác suất đến 95% trên tổng số người mắc bệnh. Nang xương phình mạch sẽ xuất hiện đan xen cùng với các khe có chứa máu.
Phương pháp điều trị nang xương phình mạch
Phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh là phẫu thuật can thiệp nhằm loại bỏ khối u. Ngoài ra, đối với những đối tượng bệnh nặng có thể kết hợp biện pháp ghép xương và dùng thuốc.
- Phẫu thuật loại bỏ u: Khối u được chỉ định nạo bỏ ở hầu hết tất cả các thương tổn không có hoạt động. Có thể kết hợp với biện pháp cắt bỏ rìa đối với các đối tượng bị tổn thương dạng hoạt động, giúp hạn chế khả năng tái phát cho bệnh nhân. Việc phẫu thuật sẽ tiến hành nạo bỏ hết tất cả khối u, các phần xương và niêm mạc nhằm chắc chắn u đã được loại bỏ hết hoàn toàn.
- Kỹ thuật ghép xương: Kỹ thuật này được thực hiện sau khi nạo khối u với mục đích thay thế cho các tế bào xương bị mất. Phương pháp trên giúp tác động đến quá trình sinh trưởng tự nhiên, kích thích cho xương tăng mạnh, ổn định và phục hồi khả năng vận động như ban đầu. Người bệnh có thể lựa chọn hai cách là ghép xương nhân tạo hoặc ghép tự thân tùy vào thể trạng và mức độ của bệnh.
- DÙng thuốc hỗ trợ: Các loại thuốc như Phenol, Ni-tơ lỏng, Metyl metacrylat,… là các loại thuốc được bác sĩ kê đơn sử dụng nhằm mục đích bổ trợ và tiêu diệt các tế bào u nang còn sót lại trong quá trình nạo cắt.
Biện pháp chăm sóc người bị nang xương phình mạch
Nhằm nâng cao khả năng hồi phục, người bệnh cần tuân thủ theo những lời khuyên dưới đây:
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động là đi lại quá nhiều, nhất là làm các công việc nặng nhọc hoặc leo trèo cầu thang trong thời gian điều trị.
- Phục hồi chức năng bằng việc sử dụng nạng, nẹp,… nhằm giảm áp lực tác động lên khối nang tại xương. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vật lý trị liệu đúng cách giúp giảm các cơn đau, hạn chế tổn thương và tăng tính linh hoạt cho xương khớp.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, C,… có trong trứng, sữa, rau xanh,… vừa tăng cường sức đề kháng, vừa thúc đẩy quá trình tạo xương, chắc khỏe xương.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho cơ thể, khiến các cơn đau trở nên dữ dội hơn.
- Với các bệnh nhân đã phẫu thuật, chỉ sau từ 3-5 ngày thì cần chủ động đi lại nhẹ nhàng, hạn chế nằm một chỗ nhằm phòng ngừa chứng teo cơ và cứng khớp.
Có thể thấy, việc nhận biết và nắm bắt rõ về bệnh nang xương phình mạch là vô cùng quan trọng. Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích mà chúng tôi gửi gắm qua bài viết sẽ phần nào giúp cho bạn đọc lựa chọn được phương pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất, bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình.